Page 12 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 12

cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá

                     có một mức độ tích cực hoạt động, giao tiếp cũng khác nhau. Vì thế tâm lý

                     người này khác tâm lý người kia.

                     *     Kết luận thực tiễn:

                           Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên  cứu,

                     cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh  trong

                     đó con người sống và hoạt động.

                           Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như

                     trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng, tức là chú ý đến cái

                     riêng trong tâm lý mỗi người.

                           Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức

                     hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm

                     lý con người.

                     1.6.  Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý con người.

                           Tâm lý người là sự phản ánh của hiện thực khách quan, là chức năng của

                     não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lý

                     con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ tâm lý

                     con người có bản chất xã hội và mang tính lịchsử.

                     *      Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý con người được thể hiện cụ

                     thể như sau:

                     ①   Bản chất của tâm lý con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

                     Trên thực tế, nếu con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội người - người, thì

                     bản tính người sẽ biến mất (những trường hợp trẻ em do động vật nuôi dưỡng

                     từ bé, tâm lý của các trẻ  em này không hơn hẳn tâm lý loài vật).

                     ②   Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp thuộc con người

                     ấy với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội

                     - lịch sử của conngười.

                     ③   Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn  kinh


                     nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp (hoạt động
                     vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ

                                                                                                           5
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17