Page 11 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 11

giới khách  quan vào não người. Song hình ảnh tâm lý khác về chất so với các

                     hình ảnh cơ học, vật lý, sinh vật ở chỗ:


                     ★    Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo, ví dụ: hình ảnh tâm lý về


                     cuốn sách trong đầu một con người biết chữ, khác xa về chất so với hình ảnh

                     vật lý có tính chất “chết cứng” là hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có

                     ở trong gương.

                     ★   Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm


                     người) mang hình ảnh tâm lý đó, hay nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình

                     ảnh chủ quan về hiện thực khách quan.

                     *     Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:

                           Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới hiện thực đã đưa

                     vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng,

                     tính khí, năng lực…) vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc

                     chủ quan. Hay nói cách khác, con người phản ánh thế giới hiện thực bằng hình

                     ảnh  tâm lý  thông qua “lăng kính chủ quan” của mình.


                           Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan
                     nhưng ở những chủ thể khác nhau sẽ xuất hiện những hình ảnh tâm lý với


                     những mức độ, sắc thái khác nhau.
                           Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy


                     nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau với
                     trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu


                     hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.

                           Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý mới là người cảm nhận, cảm nghiệm

                     và thể hiện nó rõ nhất.
                           Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ

                     thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với cùng một hiện thực khách quan.

                     *     Do đâu mà tâm lý người này khác tâm lý người kia?

                           Điều này do nhiều yếu tố chi phối, trước hết, do mỗi con người có những

                     đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn

                                                                                                           4
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16