Page 13 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 13
đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã
hội giữ vai trò quan trọng.
④ Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát
triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, lịch sử cộng đồng, vì thế mà tâm lý
của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân, dân tộc, cộng đồng.
Tóm lại, tâm lý con người có bản chất xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi
trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống
và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục,
cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình
thành, phát triển tâm lý con người.
* Chức năng của tâm lý.
Mỗi hoạt động, hành động, hành vi của con người đều do tâm lý điều
hành. Sự điều hành ấy biểu hiện chức năng của tâm lý người.
Nhờ có các chức năng định hướng, thúc đẩy hoặc kìm hãm, điều khiển và
kiểm tra, điều chỉnh nói trên mà tâm lý giúp con người không chỉ thích ứng với
hoàn cảnh khách quan, mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, và
chính trong quá trình đó con người nhận thức, cải tạo chính bản thân mình.
1.7. Phân loại hiện tượng tâm lý.
Cách phân loại phổ biến nhất:
* Phân loại các hiện tượng tâm lý căn cứ vào thời gian tồn tại của chúng
và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này, hiện
tượng tâm lý có ba loại chính:
- Các quá trình tâm lý
- Các trạng thái tâm lý
- Các thuộc tính tâm lý
1.7.1. Các quá trình tâm lý là những tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường
phân biệt thành ba quá trình tâm lý sau:
+ Các quá trình nhận thức bao gồm: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng
tượng, tư duy, ngôn ngữ.
6