Page 86 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 86
12. Khi thu thập, lưu trữ, sử dụng các thông tin cá nhân về đối tượng
nghiên cứu hoặc quần thể nghiên cứu phải cố gắng đảm bảo tính bí mật và
sự nhạy cảm về văn hóa. Cần có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.
13. Khi kết quả nghiên cứu chứa các thông tin có ý nghĩa về lâm sàng,
người nghiên cứu và cơ quan nghiên cứu phải có trách nhiệm giữ an toàn
và bảo quản hồ sơ để có thể tra cứu lại khi cần thiết.
14. Khi nghiên cứu được tiến hành ở nước ngoài, phải tuân thủ các yêu
cầu về đạo đức của nước chủ trì/hỗ trợ nghiên cứu và của nước tiến hành
nghiên cứu.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Tình huống 1: Vào năm 1997, sau một số vụ dịch bệnh lớn gây chết hàng triệu
gia cầm tại Hồng Kông, người ta đã tìm thấy chủng vi rút cúm A (H 5N 1) ở bệnh
phẩm của 18 người bệnh nhập viện do viêm phổi nặng tại đây. Qua khai thác kĩ
tiền sử của những người này, các chuyên gia y tế nhận thấy tất cả 18 người bệnh
đều có tiếp xúc với gia cầm sống hoặc sản phẩm của gia cầm sống trước khi mắc
bệnh, bao gồm cả những người tham gia giết thịt và những người tham gia mua
bán tại các chợ kinh doanh gia cầm/sản phẩm gia cầm sống. Qua đó, các nhà
khoa học đã rút ra nhận định rằng nguồn lây nhiễm bệnh cúm A (H 5N 1) cho con
người có thể là từ gia cầm sống/ sản phẩm gia cầm sống.
Câu hỏi: Anh/ chị hãy tìm hiểu bài “Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học” và
cho biết (những) thiết kế nghiên cứu nào đã được sử dụng ở nghiên cứu trên?
Tình huống 2: Anh/ chị hãy đọc một trích đoạn báo cáo kết quả nghiên cứu
10
dưới đây :
10 Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu“Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với một số bệnh dịch
lây truyền qua đường tiêu hóa và đề xuất giải pháp can thiệp”, trang 140-141 - Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương, 2013
82