Page 79 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 79
Trong nghiên cứu tương quan, nhà nghiên cứu thường dựa vào hệ số tương
quan r để đánh giá chiều hướng và độ mạnh của mối tương quan. Giá trị của r
dao động từ -1 đến 1. Theo đó, chiều hướng và độ mạnh của mối tương quan
được đánh giá như sau:
- |r| < 0,3: Hầu như không có sự tương quan tuyến tính
- 0,3 ≤ |r| < 0,6: Tương quan tuyến tính nhưng chưa chặt chẽ
- 0,6 ≤ |r| ≤ 1: Tương quan tuyến tính chặt chẽ
- r > 0: Tương quan tuyến tính theo chiều thuận
- r < 0: Tương quan tuyến tính theo chiều nghịch
Nghiên cứu tương quan giúp bước đầu khai thác mối quan hệ nhân - quả
giữa yếu tố nghi ngờ và bệnh một cách nhanh chóng, ít tốn kém. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu tương quan ta không loại trừ được các nhiễu tiềm ẩn trong kết
hợp tương quan, mặc dù tương quan rất chặt chẽ. Mặt khác, thông qua nghiên
cứu tương quan ta chỉ mô tả mức phơi nhiễm trung bình của quần thể chứ không
mô tả mức phơi nhiễm của từng cá thể.
2.4. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4.1. Khái niệm:
Nghiên cứu cắt ngang là nghiên cứu cung cấp "hình ảnh chụp nhanh" về
tình trạng sức khỏe của quần thể tại thời điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu cắt ngang là nghiên cứu thu thập thông tin ở cấp độ cá thể.
Chẳng hạn, để tìm hiểu về kiến thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con
dưới 2 tuổi trong nuôi con bằng sữa mẹ, nhà nghiên cứu thường phải tiếp xúc
(gặp mặt để trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại/ hòm thư/ email…) với từng
bà mẹ để thu thập thông tin.
Trong nghiên cứu cắt ngang, cả thông tin về bệnh và yếu tố nghi ngờ đều
được thu thập hay đánh giá ở cùng một thời điểm. Do vậy, điều này đôi khi gây
khó khăn cho nhà nghiên cứu trong việc nhận định mối liên quan giữa yếu tố
nghi ngờ và bệnh khi không thể xác định được bệnh là hậu quả của yếu tố được
xem xét hay yếu tố đó là hậu quả của bệnh. Các giả thuyết về mối quan hệ nhân
75