Page 84 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 84
Ví dụ, các bệnh lây truyền qua muỗi và các bệnh nhiễm trùng thường phát
triển mạnh ở những vùng khí hậu nhiệt đới; bướu cổ hay gặp ở các vùng mà hàm
lượng iode trong mạch nước ngầm thấp
2.5.3.2. Sự phân vùng hành chính:
Việc mô tả theo phân vùng hành chính thuận tiện cho việc thống kê bệnh
tật và tử vong. Các dữ liệu về sức khỏe bệnh tật thường được quản lý theo vùng
hành chính. Ví dụ ở Việt Nam, bên dưới cấp trung ương cấp tỉnh/ thành phố
quận/huyện phường/ xã…
2.5.3.3. Bản đồ các yếu tố môi trường và bản đồ điểm:
Để nghiên cứu sâu hơn sự phân bố của bệnh, người ta đánh dấu tần số mắc
bệnh trên bản đồ, đồng thời đánh dấu các yếu tố môi trường như cung cấp nước,
hướng gió, mạng lưới giao thông, nhà máy, xí nghiệp… Cách mô tả này có thể
cung cấp đầu mối về phương hướng lan truyền bệnh.
2.5.3.4. Sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn:
Vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân thành thị: Ô nhiễm không
khí, rối loạn trật tự xã hội…
Vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân nông thôn: Thất học, suy
dinh dưỡng, thiếu nước sạch, bệnh đường tiêu hóa, các bệnh lây từ động vật
sang người…
2.5.3.5. So sánh quốc tế:
So sánh quốc tế về các chỉ số về sức khỏe, bệnh tật giúp chúng ta đánh giá
được kết quả các chương trình khống chế bệnh tật và cung cấp các nguyên nhân
gây ra bệnh.
2.5.3.6. Nghiên cứu người di cư:
Để phân biệt vai trò của các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Ví dụ,
khi so sánh người nhập cư với người bản địa đánh giá vai trò củayếu tố di
truyền; so sánh người di cư với người ở lại đánh giá vai trò của yếu tố môi
trường.
80