Page 40 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 40
Ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học thường là do thải phân, rác, nước thải
sinh hoạt, bệnh viện, xác chết sinh vật. Số lượng nước thải không được xử lý sơ
bộ mà đổ trực tiếp vào các hệ thống cống rồi đổ ra các nguồn nước mặt (sông,
hồ...) gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm xung quanh. Hiện nay người
ta thường dùng chỉ số Coliform để đánh giá tình trạng ô nhiễm nước về mặt vi
sinh vật.
3.3.2. Ô nhiễm nước do tác nhân hoá học:
Nước thải sinh hoạt có các chất làm thay đổi màu sắc của nước (xà phòng,
-
+
+
các hợp chất tổng sức các chất béo, các loại muối CL , Na , K ); các chất tẩy rửa
tổng hợp ABS (Alkyl Benzyl Sulfonat) được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và
trong công nghiệp.
Nước thải công nghiệp có tới 55.000 hợp chất hoá học khác nhau như
Hydrocacbua thơm đa vòng, các amin thơm, các hợp chất có chứa Nitơ (có khả
năng gây ung thư); Phenol (công nghiệp luyện kim đen, luyện than cốc làm cho
nước có mùi đặc biệt hoặc có thể làm chết cá; các kim loại nặng (chì, cadimi,
đồng, kẽm, thuỷ ngân, Asen...) trong ngành luyện kim màu; các loại thuốc trừ
sâu, Clo hữu cơ (DDT...) phân huỷ chậm trong nước làm tăng nguy cơ tích lũy
trong môi trường; các loại hoá chất diệt cỏ làm trụi lá.
3.3.3. Ô nhiễm nước do tác nhân lý học:
Các mỏ khai thác quặng phóng xạ và sử dụng các nguyên tố phóng xạ với
những mục đích khác nhau như trung tâm nghiên cứu nguyên tử. Các bệnh viện
có sử dụng các nguyên tố phóng xạ trong điều trị gây ô nhiễm nước, nước bị
nhiễm xạ qua nước ăn uống và xâm nhập vào cơ thể con người. Do sử dụng
phóng xạ trong nông nghiệp. Nhiễm xạ liều cao gây chết người, chết sinh vật
nhưng ở liều thấp có thể làm chết tế bào, thay đổi cấu trúc tế bào, gây nên các
bệnh ung thư.
Vấn đề ô nhiễm nhiệt ngày càng được quan tâm bởi hàng ngày có một
lượng nhiệt thải xuống các dòng sông, làm cho nhiệt độ nước mặt càng ngày
càng tăng.
36