Page 43 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 43
Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học bị nhiễm bẩn vào nguồn nước
sinh hoạt hàng ngày. Trong quá trình làm sạch nước để ăn uống nếu không kiểm
soát chặt chẽ chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh thì các chất hoá học trong
nước có nhiều khả năng gây bệnh cho con người dưới dạng nhiễm độc cấp tính,
bán cấp tính hoặc mạn tính nhiễm dimetyl thuỷ ngân (bệnh Minamata), nhiễm
catmi (bệnh Itai-Itai). Trong nước có các chất gây ung thư, con người cũng có
thể bị ung thư khi dùng nước này.
Phòng ngừa các bệnh do nước truyền cần đặc biệt quan tâm việc giám sát
chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh. Quản lý, giám sát, thanh tra việc thu
gom và xử lý chất thải một cách hữu hiệu tránh làm ô nhiễm nước, ô nhiễm môi
trường xung quanh.
3.5. Biện pháp phòng chống ô nhiễm nước.
Các nguồn nước sạch luôn luôn có nguy cơ bị ô nhiễm do đó đề ra các biện
pháp phòng chống là khâu quan trọng và rất cần thiết nhằm bảo vệ các nguồn
nước luôn trong sạch. Các biện pháp cơ bản nhất là phòng chống theo nguồn gốc
ô nhiễm.
3.5.1. Đối với nước thải bỏ trong sinh hoạt:
Quản lý và xử lý tất cả các loại nước thải trong sinh hoạt, từ các hộ gia
đình, các khu phố và phải làm sạch cần thiết trước khi thải ra môi trường bằng
cách dựa vào quá trình tự làm sạch của các ao hồ sinh học, hay dùng phương
pháp nhân tạo khử khuẩn bằng các loại hoá chất Cloramin B%, Chlorua vôi.
3.5.2. Đối với nước thải công nghiệp:
Thay đổi dây truyền công nghệ hạn chế sử dụng các chất gây độc hại, hoặc
bằng các biện pháp lắng lọc, thu hồi, trung hoà, điện phân nhằm làm giảm tối đa
các chất độc hại thải ra môi trường bên ngoài.
3.5.3. Đối với nước thải bỏ trong nông nghiệp:
Hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân hoá học các loại. Nếu
dùng thì phải sử dụng loại dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng và hơi nước, không tồn tại
lâu trong môi trường. Quản lý và xử lý tốt các chất thải bỏ của gia súc, gia cầm.
Xây dựng các loại chuồng gia súc, gia cầm xa các nguồn nước.
39