Page 45 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 45
4.3.1.1. Nhóm truyền bệnh người - đất - người:
Nhóm vi sinh vật đường tiêu hoá từ người bệnh, người lành mang trùng,
người khỏi mang mầm bệnh được thải ra đất rồi lại xâm nhập trở lại người gồm:
0
- Trực khuẩn thương hàn: Sức đề kháng tốt, chịu được nhiệt độ 100 C trong
5 phút, ở trong đất hoặc nước có thể sống được 2 - 3 tuần. Trong nước đá sống
được 2 - 3 tháng.
- Trực khuẩn lỵ (Shigella Shiga, Shigella Frexneri…)
0
- Sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 60 C trong 10 - 30 phút, có
thể sống ở quần áo người bệnh trong 1 tuần, trong sữa hoặc trong nước ít tạp
khuẩn vài tháng.
- Phẩy khuẩn tả: tồn tại trong môi trường đất không quá một tháng, khả năng
tồn tại của nó phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ không khí, bức
xạ, vận tốc gió.
Nếu đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi, và các chất hữu cơ khác thì sẽ kéo dài
thời gian tồn tại từ 5 - 7 tháng, ngoài ra còn phụ thuộc vào thành phần cơ học
của đất, các vi sinh vật đối kháng và một số nhân tố sinh học khác nữa.
- Bệnh lị amip (Entamoeba Dysenteriae). Chúng có thể tồn tại trong đất, nhất
là vùng đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi của người.
- Ký sinh trùng (giun đũa, giun xoắn, giun móc…)
4.3.1.2. Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người:
- Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirose): Leptospira có khắp mọi nơi trên
thế giới chúng gây bệnh cho vật nuôi và một số loại gặm nhấm trong rừng, các
loại dê, cừu, ngựa cũng bị nhiễm khuẩn.
- Bệnh trực khuẩn than: Chúng gây bệnh cho vật nuôi khi ra môi trường bên
ngoài, khả năng chống chịu rất cao, chúng có thể tồn tại nhiều năm trong đất và
các tổ chức của động vật như da, lông ngựa, lông cừu.
- Bệnh sốt: Bệnh được gây ra bởi Rickettsia CoxiellaBuraelti, chúng tồn tại
trong đất và trong bụi một thời gian dài nhờ sức đề kháng với điều kiện khô
hanh. Chúng sống nhờ trên họ nhà ve cánh cứng Ixodidae.
41