Page 13 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 13
của bản thân cũng như của những người tham gia nghiên cứu hoặc những người
quan tâm và hiểu biết về vấn đề này.
Từ ví dụ trên, người nghiên cứu có thể liệt kê ra một số vấn đề cụ thể sau:
- Số lượng khoa/bệnh viện triển khai chăm sóc toàn diện.
- Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với việc chăm sóc của điều dưỡng.
- Tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng theo dõi và xử trí kịp thời.
- Tỷ lệ người bệnh tử vong liên quan đến việc chăm sóc của điều dưỡng
- Tỷ lệ người bệnh bị tai biến do tiêm/truyền
4.3.2.2. Bước 2: Mô tả rõ hơn vấn đề, xác định mấu chốt, trọng tâm và lượng
hóa vấn đề nghiên cứu
Sau khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu, cần phải mô tả vấn đề theo
3 khía cạnh sau:
- Bản chất của vấn đề là gì?
- Sự chi phối của vấn đề: Ai/cái gì có ảnh hưởng đến ai/cái gì? Khi nào?
ảnh hưởng như thế nào?
- Tầm cỡ của vấn đề: Có rộng không? Có quan trọng không? Hậu
quả/hiệu quả ra sao?
4.3.2.3. Bước 3: Vẽ cây vấn đề
Từ vấn đề nghiên cứu đã được xác định cần vẽ sơ đồ mô tả các mối quan
hệ có thể là nhân – quả của vấn đề nghiên cứu với các yếu tố liên quan theo mức
độ trực tiếp, gián tiếp bằng cách đặt câu hỏi “Tại sao lại có vấn đề này/yếu tố
này”. Biểu diễn mối quan hệ giữa vấn đề nghiên cứu với các yếu tố liên quan
hoặc giữa các yếu tố liên quan với nhau ta được cây vấn đề.
Phân tích vấn đề thông qua cây vấn đề nhằm mục đích:
- Xác định được trọng tâm nghiên cứu.
- Xác định được các yếu tố liên quan.
- Lựa chọn được giải pháp can thiệp.
Ví dụ:
13