Page 10 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 10
Viết báo cáo theo các mục quy định, cần có sự đồng nhất về tên đề tài,
mục tiêu, kết quả nghiên cứu và bàn luận.
3.5. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu
Khi báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu cần nêu rõ tính cấp thiết/ lý do
chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các định
nghĩa/lý thuyết quan trọng, giả thuyết và mô hình nghiên cứu, mô tả cách thức
thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu, kết luận và khuyến nghị.
4. Quy trình chọn đề tài nghiên cứu
4.1. Chọn lĩnh vực nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
Lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu sao cho phù hợp với năng lực và để có thể
triển khai nghiên cứu được là rất quan trọng. Khi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu
cần phải xem xét đến giá trị và tầm ảnh hưởng của nó đến nghề nghiệp, môi
trường và xã hội.
Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu có nhiều chủ đề nghiên cứu, và trong mỗi
chủ đề nghiên cứu có nhiều vấn đề nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu chính là một
vấn đề ưu tiên được chọn ra để tiến hành nghiên cứu trong số những vấn đề
đang tồn tại.
Cần lưu ý: chỉ được coi là vấn đề nghiên cứu khi:
- Vấn đề đó là có thật và đang tồn tại.
- Vấn đề đó gây bức xúc cho người bệnh, người nhà, cán bộ y tế và xã hội.
- Chúng ta có đủ năng lực, vật lực và tài lực để giải quyết vấn đề đó.
Chọn được vấn đề nghiên cứu hấp dẫn và trình bày để nghiên cứu một
cách chính xác, ngắn gọn là bước khởi đầu rất quan trọng và là yêu cầu đầu tiên
đối với mọi đề tài nghiên cứu. Đối với những người mới làm nghiên cứu, những
khó khăn thường gặp là khả năng xác định được vấn đề nghiên cứu một cách
chính xác, cụ thể và rõ ràng.
Bất cứ lĩnh vực nào và ở nơi nào cũng có vấn đề cần phải nghiên cứu.
Tuỳ vào kinh nghiệm của mỗi người nghiên cứu mà có các cách chọn vấn đề
10