Page 96 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 96
- Không có các triệu chứng ngủ rũ, cơn thao thức, ảo giác khi ngủ.
- Không có các biểu hiện bệnh lý thần kinh hoặc nội khoa với triệu chứng ngủ gà
ban ngày.
*Phân biệt với tình trạng:
- Chứng ngủ rũ
- Chứng ngủ ngày của những người khó thở khi ngủ (ngoài ngủ nhiều còn có tiều
sử khó thở khi ngủ, ngủ ngáy, béo phì, tăng huyết áp, thiểu năng sinh dục, giảm
nhận thức, ra mồ hôi, đau đầu buổi sáng, giảm khả năng định hướng).
- Chứng ngủ nhiều do căn nguyên thực thể (viêm não, viêm màng não, chấn
thương sọ não, u não, rối loạn chuyển hóa, ngộ độc, rối loạn nội tiết…)
4.3. Rối loạn nhịp thức- ngủ (Đảo lộn giấc ngủ)
Rối loạn nhịp thức-ngủ (hay còn gọi là đảo ngược thời gian ngủ hay đảo
ngược nhịp ngày- đêm) là sự thiếu hòa hợp giữa nhịp thức- ngủ của một cá thể với
nhịp thức- ngủ cần thiết của môi trường xung quanh. Từ đó than phiền đến chứng
mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
*Nguyên nhân do các bệnh tâm thần, các bệnh thực thể của não (đột quị, viêm
não, …) do hoàn cảnh sinh hoạt và làm việc ca kíp, công tác tới vùng có múi giờ
khác biệt dẫn tới sự rối loạn điều chỉnh các nhịp sinh học trong cơ thể.
Rối loạn nhịp thức- ngủ ở người cao tuổi do rối loạn chức năng hoạt động tại
não trong quá trình lão hóa hoặc có các bệnh toàn thân làm giảm chất lượng giấc
ngủ như : sa sút trí tuệ, bệnh lí mạch máu não, viêm đường hô hấp, đau xương
khớp, bệnh li tim mạch…
*Đặc điểm rối loạn nhịp thức- ngủ (Tiêu chuẩn chẩn đoán):
- Kiểu thức- ngủ không hài hòa với nhịp thức- ngủ cần thiết được xác định do yêu
cầu của xã hội.
90