Page 94 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 94
+ Giấc ngủ không sâu: người bệnh ngủ chập chờn, láng máng nhận thức được
những sự việc xảy ra xung quanh.
3.2. Các tình trạng cận miên:
Là những giai đoạn hoạt động bất thường xuất hiện trong giấc ngủ như khó
thở, chứng rối loạn vận động và giật cơ khi ngủ, hội chứng chân bất an,…
4. Một số rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng
4.1. Mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng bệnh lý trong đó thời gian và chất lượng giấc ngủ
không có được đầy đủ trong một thời gian nhất định. Ở đâu thời lượng giấc ngủ
ngắn hơn bình thường không phải là tiêu chuẩn chính trong chẩn đoán mất ngủ, bởi
vì nhiều người chỉ có nhu cầu về thời gian ngủ rất ngắn (được gọi là người ít ngủ),
họ không hề coi giấc ngủ ngắn hơn bình thường của họ là bệnh lý. Ngược lại, có
những người bệnh có chất lượng giấc ngủ rất kém mặc dù thời gian ngủ vẫn đầy
đủ, những người này thường than phiền về chứng mất ngủ của mình.
*Nguyên nhân Tình trạng mất ngủ điển hình thường xuất hiện trong mối liên quan
chặt chẽ về mặt thời gian với những căng thẳng cơ thể hoặc tinh thần
*Triệu chứng: Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, sau đó là khó ngủ suốt giấc và
cuối cùng lầ tình trạng dậy sớm. Thông thường các biểu hiện đó hay đi kết hợp với
nhau.
Trong lúc nằm không ngủ được, người bệnh thường có cảm giác căng thẳng, lo sợ,
ức chế và hay nghĩ miên man, luẩn quẩn. Sáng hôm sau người bệnh thấy thể xác và
tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, dễ kích thích. Nếu mất ngủ tái đi tái lại nhiều lần,
tình trạng sợ mất ngu sẽ xuất hiện và người bệnh luôn phải luẩn quẩn chịu đựng
các hậu quả của nó. Quá trình này sẽ dẫn tới vòng luẩn quẩn bệnh lý và có thiên
hướng trở thành mạn tính.
*Đặc điểm mất ngủ không do tổn thương thực thể:
88