Page 38 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 38
+ Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau, nhưng tránh bất động
hoàn toàn làm nặng thêm tình trạng loãng xương và cũng là phòng các biến chứng
do lâu.
Vận động sớm ngay khi người bệnh đỡ đau, vận động theo nguyên tắc lúc đầu nhẹ
nhàng, sau tăng dần về thời gian và cường độ để duy trì vận động các khớp và cơ.
+ Hỗ trợ vận động đáp ứng nhu cầu cơ bảnkhi có tổn thương cấp tính: Đỡ cho
người bệnh khi ngồi và khi thay đổi tư thế, dìu người bệnh và trợ giúp họ trong các
sinh hoạt hàng ngày: Ăn uống, tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân, đại tiểu
tiện…
+ Khi bị nén cột sống: Mặc áo nịt cứng hoặc nửa cứng giúp bệnh nhân dễ ngồi dậy
nhưng chỉ trong vài tuần đầu sau khi bị xep dột sống. Ngoài cơn đau phải hướng
dẫn bệnh nhân vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần, tránh vận động quá
mạnh có thể gây gãy xương.
+ Cần thiết có thể dùng các phương tiện hỗ trợ như nạng, gậy chống, xe đẩy, chú ý
không nằm võng, giường cao, đệm gối quá mềm....
- Ngoài đợt đau cấp:
bệnh nhân nên vận động sớm ngay sau khi có thể với những bài tập nhẹ nhàng, sau
đó tăng cường độ và thời gian luyện tập.
Mục đích luyện tập thể dục thể thao nhằm:
* Tăng sức mạnh cơ bắp, gián tiếp duy trì mật độ và sức khỏe của xương.
* Tăng cường sức mạnh khối cơ cạnh sống, giữ cho cơ thể ở tư thế đứng thẳng,
tránh tình trạng gù vẹo cột sống do loãng xương .Thời gian tập khoảng 30 – 40
phút/lần, vài lần/tuần. Nên tập luyện với cường độ vừa phải, phù hợp với khả năng
của từng người, không nên vận động quá sức. Để thực hiện được yêu cầu này, điều
dưỡng cần tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp.
32