Page 73 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 73
+ Nhiễm trùng da có tính lây cao như: Bạch hầu da, Herpes, chốc, viêm
mô tế bào, nhọt do tụ cầu ở trẻ em.
+ Nhiễm trùng mắt: Viêm kết mạc mắt xuất huyết do vi rút.
+ Nhiễm vi sinh vật đa kháng như tụ cầu vàng kháng Methiciline
(MRSA) hoặc các Gram âm đa kháng.
Nhiễm khuẩn với các bệnh nguyên qua đường máu cũng được coi là lây
truyền qua đường tiếp xúc. Tuy nhiên, một số tài liệu muốn nhấn mạnh nhiễm
khuẩn đường máu nên tách thành một mục riêng. Phơi nhiễm với các bệnh nguyên
đường máu xảy ra do kim hoặc do các vật sắc nhọn bị dính máu/dịch tiết của người
bệnh đâm phải hoặc do mắt, mũi, miệng, da không lành lặn tiếp xúc với máu/dịch
tiết của người bệnh. Trong đó, chủ yếu qua tổn thương do kim hoặc vật sắc nhọn.
Ngoài ra máu, chất tiết và chất bài tiết còn có thể từ môi trường và dụng cụ bị
nhiễm truyền qua niêm mạc, da không lành lặn vào người bệnh và nhân viên y tế.
Có khoảng trên 20 tác nhân có thể bị lây nhiễm qua đường máu. Các tác
nhân thường gặp bao gồm: HIV, viêm gan B, viêm gan C, Cytomegalo virus, giang
mai...
Các chất tiết, bài tiết có thể truyền tác nhân gây bệnh qua đường máu bao
gồm:
- Tất cả máu và sản phẩm của máu
- Tất cả các chất tiết nhìn thấy máu
- Dịch âm đạo
- Tinh dịch
- Dịch màng phổi
- Dịch màng tim
- Dịch não tuỷ
- Dịch màng bụng
- Dịch màng khớp
- Nước ối
Những loại dịch tiết được xem hiếm khi là nguyên nhân lây truyền các bệnh
nguyên đường máu bao gồm:
- Sữa mẹ
- Nước mắt, nước bọt mà không thấy rõ máu trong nước bọt
68