Page 74 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 74
- Phân, nước tiểu không có máu
Các tác nhân này có thể từ môi trường và dụng cụ bị ô nhiễm với máu và chất tiết,
chất bài tiết.
Nguy cơ mắc bệnh sau phơi nhiễm nhiều hay ít phụ thuộc các yếu tố:
+ Tác nhân gây bệnh: Phơi nhiễm với viêm gan B có nguy cơ nhiễm
bệnh hơn viêm gan C hoặc HIV.
+ Loại phơi nhiễm: Phơi nhiễm với máu có nguy cơ hơn với nước bọt.
+ Số lượng máu gây phơi nhiễm: Kim rỗng lòng chứa nhiều máu hơn
kim khâu hoặc kim chích máu.
+ Đường phơi nhiễm: phơi nhiễm qua da, đặc biệt trong trường hợp da
tổn thương hoặc niêm mạc có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
+ Tình trạng phơi nhiễm.
+ Số lượng vi khuẩn, virus trong máu người bệnh vào thời điểm phơi
nhiễm.
+ Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (nếu có điều trị kịp thời sau phơi
nhiễm sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh).
4.2. Lây truyền qua đường giọt bắn
Khi người bệnh ho, hắt hơi làm bắn ra những giọt bắn có chứa các mầm
bệnh. Các giọt bắn có kích thước rất khác nhau, thường >5 μm, có khi lên tới 30 μm
hoặc lớn hơn. Những giọt bắn loại nhỏ (<5 μm ) sẽ bay lơ lửng trong không khí
trong bán kính tới 50 m, còn những giọt lớn hơn có khả năng bay trong bán kính
nhỏ hơn, khoảng 1m. Những giọt nhỏ này sẽ làm cho những người tiếp xúc với
người bệnh trong phạm vi dưới 1m, nếu không được bảo vệ có thể lây nhiễm, đây là
con đường nguy hiểm bởi chúng ta không bao giờ biết trước được khi nào mình
muốn ho và ho ở đâu. Do vậy, con đường này là một trong những con đường phát
tán nguồn bệnh nguy hiểm khó kiểm soát, và chỉ có ý thức cao của mỗi người dân
về ngăn ngừa lây nhiễm mới có thể giúp hạn chế lây lan. Một số tác nhân gây bệnh
qua đường giọt bắn cũng có thể truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc
gián tiếp.
Phương thức lây bệnh qua giọt bắn khác với phương thức lây bệnh qua
đường tiếp xúc là ở chỗ tác nhân gây bệnh chứa trong các giọt bắn phát ra khi người
bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người
69