Page 71 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 71

có mặt của vật lạ như ống dẫn lưu, độc lực của vi khuẩn, sự đồng phát nhiễm khuẩn

                     ở nhiều vị trí khác nhau và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Nhiễm khuẩn vết mổ

                     có tỷ lệ mắc cao, thường đứng thứ hai sau nhiễm khuẩn đường hô hấp, và tác nhân

                     gây nhiễm khuẩn có thể là các cầu khuẩn gram dương như S.aureus, có thể là E.coli,
                     Acinetobacter baumannii, P.aeruginosa và Candida spp.

                     3.3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

                            Là những nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu, thường đứng hàng thứ hai

                     hoặc ba tùy theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc cao ở những người già, người có đặt thông

                     tiểu. Có tới 80% trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đặt dẫn lưu
                     bàng quang và tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu nặng đặc biệt cao trong một số trường

                     hợp như thay thận, giới nữ, đái đường và suy thận.

                             Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện thường do trực khuẩn Gram âm, trong đó

                     hay gặp nhất là Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella spp và P.aeruginosa;

                     ngoài ra còn có thể gặp Enterococci và Enterobacter spp. Nấm Cadida cũng được
                     xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn tiết tiệu ở khoa

                     HSTC.

                     3.4. Nhiễm khuẩn huyết

                            Là những nhiễm khuẩn tiên phát hoặc thứ phát từ những vị trí khác trên cơ

                     thể. Nhưng khoảng một nửa nguyên nhân là do có can thiệp vào mạch máu và phải
                     nói tới đầu tiên là đặt cathete tĩnh mạch trung tâm. Và nhiễm trùng huyết do đặt các

                     dụng cụ nội mạch chiếm chiếm khoảng 15% trong tổng số NKBV và ảnh hưởng

                     trực tiếp tới khoảng 1% người bệnh điều trị  nội trú. Về chi phí thì nhiễm khuẩn

                     huyết phải chịu chi phí cao nhất và tỷ lệ tử vong khoảng 18%.

                     3.5. Nhiễm khuẩn vết bỏng
                            Người bệnh bỏng, bề mặt da bị tổn thương, sự kết hợp giữa tình trạng bệnh

                     và  sử  dụng  dụng  cụ  xâm  lấn  trong  quá  trình  điều  trị  là  điều  kiện  thuận  lợi  cho

                     NKBV, tụ cầu vàng và Pseudomonas là vi khuẩn kháng thuốc thường phân lập được

                     trong tổn thương nhiễm  khuẩn bỏng. Mặt khác, vết bỏng sâu,  mô hoại tử là môi

                     trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển và dễ gây nhiễm khuẩn huyết.
                     Các chủng vi khuẩn phân lập được từ bệnh phẩm mủ nhiễm trùng bỏng qua nhiều

                     công trình nghiên cứu cho thấy thường  gặp là Pseudomonas spp, Staphylococcus

                     aureus và Klebsiella spp.

                                                                66
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76