Page 9 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 9
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây như sởi, thuỷ đậu…do
trong cơ thể trẻ vẫn còn kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang qua rau thai và qua
sữa mẹ.
+ Từ 6 tháng tuổi trở đi, miễn dịch thụ động giảm nhanh, miễn dịch chủ động còn
yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây hơn.
Ở thời kỳ này các bệnh nhiễm khuẩn so với thời kỳ sơ sinh có giảm hơn
nhưng vẫn còn nặng, các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ thời kỳ này là viêm
phổi, viêm màng não mủ…., khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn trẻ thường sốt cao và
có thể bị co giật.
2.3.4 Các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh: để đảm bảo trẻ phát triển khỏe
mạnh cần thực hiện các biện pháp sau
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ tháng
thứ 6 cho ăn bổ sung đầy đủ theo ô vuông thức ăn. Nếu trẻ không được bú mẹ đảm
bảo cho trẻ ăn nhân tạo đúng và đủ.
- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng thời gian và đúng kỹ thuật.
- Vệ sinh thân thể.
- Chú ý các biện pháp hỗ trợ giúp trẻ phát triển về tâm thần, vận động.
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh trẻ mắc.
2.4. Thời kỳ răng sữa
2.4.1. Giới hạn: tiếp theo thời kỳ bú mẹ đến 6 tuổi, có thể chia thời kỳ này thành 2
giai đoạn:
+ Giai đoạn nhà trẻ: từ 1 – 3 tuổi
+ Giai đoạn mẫu giáo (còn gọi là tuổi tiền học đường): từ 4 – 6 tuổi.
2.4.2. Đặc điểm sinh lý
- Tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
- Chức năng cơ bản của các bộ phận dần dần hoàn thiện.
9