Page 5 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 5
- Thời kỳ thiếu niên
- Thời kỳ dậy thì
Cách phân chia này hiện nay được sử dụng rộng rãi ở nước ta.
2. Đặc điểm sinh học và bệnh lí từng thời kì
2.1.Thời kỳ trong tử cung
2.1.1. Giới hạn: tính từ khi trứng được thụ tinh đến khi trẻ được sinh ra. Theo qui
định của Tổ chức Y tế thế giới sự phát triển bình thường của thai trong tử cung
được tính là đủ tháng nếu thai đủ 37 tuần đến đủ 41 tuần (trong khoảng 259 đến
294 ngày), được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bà mẹ. Thời kỳ
này chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn phát triển phôi: 3 tháng đầu là sự hình thành và biệt hoá các bộ phận
của cơ thể. Ở thời kỳ này thai nhi tăng cân ít, chủ yếu là phát triển chiều dài, cuối
thời kỳ này tất cả các bộ phận đã hình thành đầy đủ để tạo nên một con người thật
sự.
- Giai đoạn phát triển thai nhi: từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 của thai.
+ Đến cuối tháng thứ 4 rau thai đã hình thành đầy đủ và qua đó người mẹ trực tiếp
nuôi con. Thai nhi có tay chân và người mẹ có thể cảm nhận được cử động của thai
nhi trong bụng.
+ Tháng thứ 6 thai cử động tích cực và tất cả các bà mẹ phải cảm nhận rõ sự cử
động của thai nhi trong bụng mình.
+ Tháng thứ 7 thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh và đã có thể sống sót được nếu phải
sinh ra vào thời điểm này nhưng phải nhận được sự hỗ trợ đặc biệt kéo dài.
+ Tháng thứ 8 tất cả các quá trình phát triển của thai nhi đã hoàn tất và thai nhi có
cơ hội sống sót cao nếu phải sinh ra vào thời điểm này mặc dù vẫn cần nhận sự hỗ
trợ đặc biệt. Lúc này thai nhi nặng khoảng 2kg, dài khoảng 45cm.
+ Tháng thứ 9 thai nhi được coi là đủ tháng, phổi đã phát triển đầy đủ, trong đa số
các trường hợp thai nhi xoay đầu xuống sâu dưới khung chậu của người mẹ và đã
5