Page 6 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 6
sẵn sàng để chào đời. Lúc này thai nhi nặng khoảng 2,5kg-4kg và dài khoảng
50cm.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý
- Thai nhi nhận oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ qua rau thai.
- Thai nhi lớn rất nhanh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới có sự khác biệt giữa các quốc
gia trên thế giới về sự phát triển cân nặng của thai nhi. Sự phát triển của thai nhi
phụ thuộc vào một số yếu tố: tuổi, cân nặng, chiều cao, số lần sinh nở của bà mẹ
và giới tính của thai nhi.
2.1.3. Đặc điểm bệnh lý
Bệnh lý ở thời kỳ này là sự rối loạn hình thành và phát triển thai.
Những yếu tố về phía mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như: tuổi
cao, số lần đẻ nhiều, khoảng cách giữa các lần đẻ ngắn, dinh dưỡng khi có thai
kém, điều kiện lao động vất vả, tinh thần không thoải mái, bị nhiễm một số hoá
chất độc hoặc dùng một số thuốc, mắc một số bệnh như cúm, viêm gan B, sốt rét,
nhiễm HIV/AIDS…trong 3 tháng đầu có thể gây rối loạn hoặc cản trở sự hình
thành các bộ phận của thai, sẽ gây quái thai hoặc các dị tật sau này, còn trong 6
tháng cuối có thể gây tình trạng sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu, suy dinh dưỡng bào
thai…
2.1.4. Các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh: để đảm bảo thai nhi phát triển bình
thường bà mẹ cần thực hiện những việc sau.
- Khám thai định kỳ ít nhất là 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén.
- Tiêm phòng uốn ván sơ sinh qua bà mẹ.
- Thận trọng khi dùng thuốc, tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
- Lao động hợp lý, tinh thần thoải mái.
- Dinh dưỡng đầy đủ, bảo đảm từ 2400 – 2500 calo/ngày.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh mà người mẹ mắc.
2.2. Thời kỳ sơ sinh
2.2.1. Giới hạn: được tính từ lúc đẻ đến 28 ngày tuổi.
6