Page 8 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 8
- Ngoài ra, trong thời kỳ này trẻ còn mắc một số bệnh như: vàng da tăng bilirubin
tự do quá mức do bất đồng nhóm máu mẹ – con, xuất huyết não – màng não do
giảm tỷ lệ prothrombin….
2.2.4. Các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh: Để hạn chế tỷ lệ tử vong cho trẻ sơ
sinh cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai: ăn uống tốt, lao động nghỉ ngơi hợp lý,
khám thai định kỳ, tiêm phòng vắc xin uốn ván, phát hiện và điều trị sớm các bệnh
bà mẹ mắc.
- Thực hiện đẻ an toàn: đẻ tại cơ sở y tế.
- Vô khuẩn trong chăm sóc và giữ ấm cho trẻ sơ sinh.
- Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ: bú sớm, bú mẹ hoàn toàn và bú đủ.
- Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ gồm vắc xin phòng bệnh lao, viêm gan B.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh trẻ mắc.
2.3 Thời kỳ bú mẹ (nhũ nhi)
2.3.1. Giới hạn: tiếp theo thời kỳ sơ sinh cho đến hết năm đầu (từ 1 đến 12 tháng).
2.3.2. Đặc điểm sinh lý
- Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu do đó nhu cầu về dinh dưỡng
cao, quá trình đồng hoá mạnh hơn quá trình dị hoá.
- Chức năng các bộ phận cũng phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa hoàn thiện, đặc
biệt là chức năng tiêu hoá, tình trạng miễn dịch thụ động (IgG từ mẹ truyền sang
qua rau thai) giảm nhanh, trong khi khả năng tạo globulin miễn dịch còn yếu.
- Đã hình thành hệ thống tín hiệu thứ nhất (các phản xạ có điều kiện) và đến cuối
năm trẻ bắt đầu phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai (trẻ bắt đầu nói).
2.3.3. Đặc điểm bệnh lý
- Trẻ hay mắc các bệnh về dinh dưỡng và tiêu hoá như: suy dinh dưỡng, thiếu máu,
còi xương, tiêu chảy chảy cấp…
- Các bệnh nhiễm khuẩn:
8