Page 7 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 7
2.2.2. Đặc điểm sinh lý: Từ giai đoạn này trẻ bắt đầu liên hệ với thế giới xung
quanh. Đặc điểm sinh lý nổi bật nhất là sự thích nghi của trẻ với môi trường bên
ngoài tử cung.
- Hô hấp: phổi bắt đầu hoạt động.
- Tuần hoàn: vòng tuần hoàn kín thay thế vòng tuần hoàn rau thai.
- Máu: huyết sắc tố bào thai (HbF) được thay thế bằng huyết sắc tố A1 (HbA1), số
lượng hồng cầu giảm.
- Các bộ phận khác như tiêu hoá, thần kinh, thận…cũng có những biến đổi để thích
nghi.
- Trẻ sơ sinh xuất hiện một số dấu hiệu sinh lý như: sụt cân, vàng da, biến động
sinh dục, thay đổi thân nhiệt, hạ đường huyết…
Trong thời kỳ này, chức năng của các bộ phận và hệ thống đều chưa hoàn
thiện, nhưng sẽ biến đổi rất nhanh, đặc biệt là trong tuần lễ đầu sau đẻ.
2.2.3. Đặc điểm bệnh lý: Thời kỳ này trẻ có thể mắc những bệnh sau:
- Hậu quả của sự rối loạn hình thành và phát triển ở thời kỳ trong tử cung gây ra,
trẻ có những dị tật: khe hở môi, não bé bẩm sinh, phình đại tràng bẩm sinh… hoặc
bị đẻ non.
- Các bệnh do quá trình đẻ gây ra như: sang chấn (gẫy xương, bướu máu…), ngạt.
- Các bệnh nhiễm trùng
+ Nhiễm trùng bẩm sinh do mẹ truyền sang qua rau thai ở thời kỳ trong tử cung
như: lao, giang mai, sốt rét, nhiễm HIV…
+ Nhiễm trùng mắc phải như: viêm da, viêm rốn, viêm phổi…thời kỳ này trẻ ít
mắc bệnh bạch hầu, thương hàn và không mắc sởi.
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có đặc điểm: biểu hiện không rầm rộ, trẻ thường sốt
nhẹ hoặc không sốt, có khi còn hạ thân nhiệt, nhưng bệnh thường nặng và có xu
hướng lan toả, nguy cơ tử vong cao.
7