Page 105 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 105
- Ảnh hưởng tâm lý xã hội: trẻ cảm thấy mặc cảm, khó hòa nhập, ít thành công hơn
trẻ khác .
5.3 Cách xác định trẻ bị thừa cân béo phì.
5.3.1 Sử dụng biểu đồ tăng trưởng: trẻ 0-5 tuổi sử dụng biểu đồ tăng trưởng để
xác định thừa cân béo phì
- Thừa cân: trẻ thừa cân nếu thấy cân nặng so với tuổi của trẻ nằm phía trên đường
cong +2SD
- Béo phì: trẻ béo phì nếu thấy cân nặng của trẻ nằm phía trên đường cong +3SD
5.3.2 Dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI)
- Thừa cân nếu BMI của trẻ nằm trong khoảng 85% đến <95% so với trẻ cùng lứa
tuổi và cùng giới.
- Béo phì nếu BMI của trẻ ≥ 95% so với trẻ cùng lứa tuổi và cùng giới.
5.4. Nguyên nhân của béo phì đơn thuần: nguyên nhân gây béo phì đơn thuần rất
phức tạp. Béo phì đơn thuần là hậu quả của tương tác giữa yếu tố di truyền và các
yếu tố môi trường. Theo đánh giá của Tổ chức y tế Thế giới béo phì ở trẻ em chủ
yếu liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh và tình trạng ít vận động.
5.4.1 Yếu tố di truyền
Kiểu gen đóng vai trò quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bố mẹ béo phì
con dễ bị béo phì hơn những trẻ mà bố mẹ không béo. Chỉ có một bố hoặc mẹ béo
nguy cơ con mắc béo phì tăng cao gấp 3 lần, nhưng nếu cả bố và mẹ cùng béo nguy
cơ con mắc béo phì tăng gấp 10 lần.
5.4.2 Yếu tố môi trường: chủ yếu là do sự mất cân bằng giữa năng lượng thu vào
và năng lượng tiêu hao.
- Khẩu phần và tập quán dinh dưỡng
+ Thành phần thức ăn không cân đối: trẻ nhỏ không được nuôi bằng sữa mẹ, ăn quá
nhiều mỡ, tinh bột, uống nhiều nước ngọt.
+ Ăn quá nhiều so với nhu cầu.
+ Thói quen ăn nhiều vào bữa tối.
105