Page 102 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 102
thể tích máu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Theo Tổ chức
y tế thế giới, đánh giá là thiếu máu khi huyết sắc tố (Hb) dưới giới hạn sau đây:
- Trẻ 6 tháng – 6 tuổi: Hb < 110 g/l
- Từ 6 – 14 tuổi: Hb < 120 g/l
- Người trưởng thành: + Nam: Hb < 130 g/l
+ Nữ: Hb < 120 g/l
+ Phụ nữ có thai: Hb < 110 g/l
Thiếu máu có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý
thiếu máu phổ biến nhất trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền, phổ biến là ở các nước
đang phát triển. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả 2 giới nhưng thường gặp
nhất ở trẻ em và phụ nữ có thai.
4.1 Vai trò và sự hấp thu sắt trong cơ thể
4.1.1 Vai trò của sắt : Sắt là một trong những yếu tố vi lượng có vai trò quan trọng
bậc nhất trong cơ thể. Sắt là thành phần của hemoglobin, của myoglobin và một số
enzym, sắt tham gia vào quá trình chuyển hóa như: vận chuyển oxy, tổng hợp
ADN, vận chuyển electron …
3.1.2 Sự hấp thu sắt trong cơ thể
Bình thường khoảng 2 phần 3 lượng sắt trong cơ thể được chứa trong
hemoglobin và hầu như toàn bộ nhu cầu sắt mà cơ thể cần để tạo ra hồng cầu là lấy
từ nguồn sắt được giải phóng ra do hiện tượng phá hủy các hồng cầu già, chỉ 1
phần nhỏ là được hấp thu từ thức ăn để bù đắp cho lượng sắt bị mất đi do thải qua
phân, nước tiểu, mồ hôi và hiện tượng bong của các tế bào biểu mô, một số trường
hợp nhu cầu sắt tăng lên như trường hợp mất máu trong chu kỳ hành kinh, phụ nữ
có thai, cho con bú. Như vậy khi cơ thể thiếu sắt sẽ ảnh hưởng trước tiên đến quá
trình sinh hồng cầu và gây thiếu máu.
Sắt từ thức ăn dưới dạng ion Fe +++ sẽ được hấp thu bắt đầu từ dạ dày, chủ yếu ở
hành tá tràng và đoạn đầu của ruột non. Các yếu tố tham gia vào quá trình hấp thu
sắt gồm có Pepsin, Acid clohydric, những chất này được tiết ra từ các tế bào niêm
102