Page 103 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 103

mạc của dạ dày, vitamin C cũng có vai trò thúc đẩy quá trình hấp thu sắt để chuyển

                                  ++

                  Fe +++   thành Fe , một dạng dễ thu.
                      Quá trình hấp thu sắt ở ruột phụ thuộc vào nhu cầu sắt và lượng sắt dự trữ trong

                  cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt, sắt được hấp thu từ thức ăn vào tế bào niêm mạc ruột

                  rồi vào hệ thống tĩnh mạch cửa, ngược lại khi cơ thể thừa sắt, lượng sắt hấp thu qua

                  tế  bào niêm  mạc  ruột sẽ  giảm  đi  và lượng sắt  thừa  sẽ được chuyển thành  dạng

                  ferritin và dự trữ trong bào tương của tế bào niêm mạc ruột. Bình thường sắt không

                  tồn tại ở dạng tự do trong máu do đã được gắn với một protein có tên là transferin.

                  4.2 Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt

                  4.2.1 Do cung cấp sắt thiếu


                  - Chế độ ăn thiếu sắt như trẻ không được bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn toàn, mẹ thiếu
                  sữa, cho trẻ ăn bột sớm nhiều kéo dài, thiếu thức ăn có nguồn gốc động vật.


                  - Trẻ đẻ non, cân nặng lúc đẻ thấp, đa thai.
                  4.2.2 Do hấp thu sắt kém: giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém


                  hấp thu, dị dạng ở dạ dày- ruột, cắt dạ dày, ruột.
                  4.2.3 Mất sắt quá nhiều : do chảy máu từ từ mạn tính như nhiễm giun móc, loét dạ


                  dày – tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục…

                  4.2.4  Nhu cầu sắt cao :  nhu cầu sắt tăng cao trong 1 số giai đoạn phát triển của cơ

                  thể nhưng lại không được cung cấp đủ: cơ thể lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dậy thì,

                  tuổi có kinh, phụ nữ có thai, nuôi con bú.

                  4.3. Triệu chứng

                  4.3.1. Triệu chứng lâm sàng

                  - Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay nhợt hoặc rất nhợt.

                  - Trẻ mệt mỏi, buồn ngủ, ít hoạt động, trẻ nhỏ hay quấy khóc, trẻ lớn khả năng nhớ

                  giảm, ngủ nhiều, đau nhức đầu, kết quả học tập sa sút.

                  - Chậm hoặc ngừng phát triển cân nặng.

                  - Chậm phát triển nhận thức và vận động, trương lực cơ yếu

                  - Trẻ kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa.
                                                                                                            103
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108