Page 109 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 109
+ Ngay khi trẻ đến cơ sở y tế cho trẻ uống 50ml glucose 10% (nếu không có
glucose 10% pha 1 thìa cà phê đường với 3,5 thìa canh nước) hoặc cho qua sonde
dạ dày, sau đó cho trẻ ăn càng sớm càng tốt.
+ Chia nhiều bữa trong ngày: cho ăn 2 giờ 1 lần, chú ý cho ăn cả vào ban đêm.
+ Tăng dần lượng thức ăn: 1-2 tuần đầu nên ăn sữa, từ tuần thứ 3 cho ăn thêm
những loại thức ăn theo lứa tuổi.
+ Lượng đạm tăng dần từ 2g/kg/ngày đến 5g/kg/ngày, khi trẻ ổn định giảm dần.
+ Nếu trẻ bú kém cho trẻ ăn bằng sonde.
+ Cho thêm dầu vào sữa để tăng năng lượng.
Bảng 3. Một số loại sữa giàu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng
Thành phần Sữa bò tươi Sữa chua Sữa bột toàn Sữa bột gày
phần
Sữa 1000ml 1000ml 150g 75g
Đường 50g 50g 50g 50g
Dầu thực vật 20g 20g 10g 60g
Nước vừa đủ 0 0 1000ml 1000ml
Các lưu ý:
Nếu trẻ bị dị ứng với các loại sữa động vật có thể thay thế bằng sữa đậu nành
có cho thêm đường và dầu thực vật.
Nếu trẻ quá nặng nuôi dưỡng bằng đường miệng không đủ cần thực hiện
nuôi dưỡng trẻ đường tĩnh mạch.
Chú ý giữ ấm cho trẻ vì hạ thân nhiệt thường đi kèm với hạ đường huyết.
6.3.2 Duy trì thân nhiệt ổn định
- Đặt trẻ nằm phòng thoáng, mùa lạnh đảm bảo đủ ấm, tránh gió lùa, tránh để các
thiết bị sưởi ấm trực tiếp vào trẻ.
- Không để trẻ bị ướt: đảm bảo quần áo, tã mặc cho trẻ luôn khô ráo.
- Làm ấm quần áo tã lót trước khi mặc cho trẻ, chú ý giữ ấm cả đầu trẻ.
109