Page 56 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 56
Lượng nước đái ra 24 giờ, lượng nước mất qua mồ hôi, hơi thở khoảng 500-
600ml/ ngày, lượng nước mất qua phân 100- 150ml/ ngày.
- Lượng nước đưa vào tính tổng hợp theo:
Lượng nước uống, lượng nước canh trong bữa ăn, lượng nước sinh ra do chuyển
hóa khoảng 300 ml/24 giờ và dịch truyền (nếu có).
Thường chỉ cho 500 ml/ ngày kể cả ăn uống + lượng nước tiểu 24 giờ.
5.3.2. Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt
Tuỳ theo giai đoạn và chức năng thận đã suy giảm ít hay nhiều mà có chế độ
hoạt động thể lực thích hợp
- Bệnh đang tiến triển: Có phù, đái ít thì nghỉ ngơi hoàn toàn, thay đổi tư thế cho
người bệnh.
+ Cân người bệnh hàng ngày: Ghi chép vào hồ sơ bệnh án, sổ theo dõi
+ Thực hiện các bài tập vận động thụ động: nâng cao các đầu chi bị phù.
+ Cung cấp các đệm cao su, xốp nhỏ lót dưới gót chân, mắt cá và các đầu
xương: bảo vệ các đầu xương và giảm thiểu chấn thương nếu dùng đúng cách.
Giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái khi được chăm sóc.
- Bệnh ổn định đang trong giai đoạn điều trị: Làm những công việc nhẹ nhàng,
hạn chế đi lại (không quá 30 phút/ ngày).
- Có tăng huyết áp, không suy thận hoặc suy thận độ I, II, IIIa, (protein niệu
>1g/ 24giờ): Làm những công việc hàng ngày bình thường, có thể tham gia hoạt
động thể dục thể thao trong giới hạn cho phép (thời gian hoạt động thể lực
không quá 2giờ).
5.3.3. Chế độ vệ sinh
- Trường hợp nhẹ: Hướng dẫn người bệnh tự làm vệ sinh răng miệng và thân
thể, tắm gội để tránh tái nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.
- Trường hợp nặng: Người điều dưỡng có thể giúp người bệnh thực hiện các
chăm sóc hàng ngày và tìm các ổ loét trên da để điều trị sớm.
5.3.4. Theo dõi và phòng các biến chứng
- Theo dõi được sự tiến triển của bệnh, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất
thường để báo bác sĩ cùng kịp thời xử trí.
55