Page 52 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 52
Trụ hồng cầu, trụ hạt. tuy nhiên trụ niệu không phải lúc nào cũng có.
- Ure, creatinin, acid uric máu tăng, mức lọc cầu thận giảm khi có suy thận.
- Điện giải:
+ K+ máu thường tăng khi có suy thận
+ Ca++ máu giảm ở suy thận cuối giai đoạn II trở đi.
+ Na+ máu thường giảm do phù và ăn nhạt.
+ Hồng cầu, huyết sắc tố giảm khi có suy thận.
- Siêu âm thận: Thận teo nhỏ đều hai bên khi có suy thận. Mức độ teo nhỏ phụ
thuộc vào giai đoạn tiến triển của suy thận và nguyên nhân khởi đầu.
- Xquang: Bóng thận teo nhỏ, đều hai bên ở giai đoạn đã suy thận. Khi chưa có
suy thận, nếu chụp UIV sẽ thấy hình ảnh đài bể thận bình thường.
- Sinh thiết thận: Trong giai đoạn chưa có suy thận hoặc suy thận nhẹ độ I, II có
thể tiến hành sinh thiết thận. Qua sinh thiết thận, sẽ cho biết loại tổn thương mô
bệnh học.
3. Tiến triển và biến chứng
3.1. Tiến triển
Tiến triển âm ỉ, phù tái phát nhiều lần, rồi dẫn đến suy thận. Trong quá trình tiến
triển có thể xuất hiện nhiều đợt có hội chứng thận hư.
Hoặc có thể khởi phát bằng một hội chứng thận hư (viêm cầu thận có hội chứng
thận hư) rồi dẫn đến viêm cầu thận mạn và suy thận mạn.
Tiên lượng tuỳ theo thể bệnh. Có thể kéo dài 5- 10 năm, có trường hợp trên 20
năm mới có suy thận nặng.
Tiên lượng còn phụ thuộc các yếu tố gây bệnh nặng như xuất hiện cao huyết áp
ác tính, các đợt nhiễm khuẩn, có thai…
3.2. Biến chứng
- Suy tim
- Tai biến mạch máu não
- Phù phổi cấp
- Suy thận và các biến chứng của suy thận như kali máu cao, toan máu, hôn mê
do ure máu cao…
51