Page 104 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 104
- Hướng dẫn người bệnh tư thế sau phẫu thuật tránh nằm lên dẫn lưu hoặc
làm tắc dẫn lưu. Thường xuyên thăm khám xem bàng quang có dấu hiệu căng
nước tiểu không, xem túi chứa có quá đầy hay gập túi cũng gây tắc dòng chảy.
- Chăm sóc bộ phận sinh dục tránh viêm nhiễm.
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh đủ liều, đúng thời gian
3.2.4.5. Chăm sóc các ống dẫn lưu và sonde niệu đạo – bàng quang
- Chăm sóc và theo dõi rửa bàng quang liên tục qua ống sonde niệu đạo
+ Mục đích rửa bàng quang liên tục sau phẫu thuật để hạn chế chảy máu
sau phẫu thuật, tránh hình thành máu cục trong bàng quang làm tắc ống thông
niệu đạo gây bí tiểu.
+ Sonde niệu đạo được đặt sau phẫu thuật là sonde Foley 3 chạc cỡ 18Fr -
22Fr đảm bảo nguyên tắc vô trùng.
+ Dịch rửa bàng quang là huyết thanh mặn đẳng trương NaCl 0,9% hoặc
nước cất có thể pha Betadine hoặc không. Thông thường rửa với tốc độ 40 - 60
giọt/phút (từ 5.000ml đến 10.000ml/24 giờ).
+ Tốc độ truyền rửa tuỳ thuộc vào màu sắc dịch chảy ra. Nếu dịch đỏ sẫm
cần cho tốc độ chảy nhanh, nếu dịch hồng nhạt hoặc trong thì rửa tốc độ chậm.
+ Trong trường hợp dịch rửa đỏ sẫm hoặc tắc ống thông niệu đạo do máu
cục biểu hiện dịch rửa ra không chảy, người bệnh tức bụng, mót rặn liên tục,
khám thấy cầu bàng quang căng thì cần phải bơm rửa bàng quang lấy máu cục.
Nếu không có kết quả thì cần phải báo cho bác sĩ xử trí.
+ Rửa bàng quang liên tục cho tới khi dịch rửa ra trong hoàn toàn, thông
thường sau 2-3 ngày.
+ Thực hiện chỉ định rút ống thông niệu đạo, trước khi rút cho truyền
nhanh dịch rửa vào bàng quang khoảng 200 - 300ml đến khi người bệnh có cảm
giác muốn đi tiểu thì rút ống thông để tạo cho người bệnh phản xạ đi tiểu trở lại.
- Chăm sóc sonde dẫn lưu vết phẫu thuật (trong phẫu thuật mở)
+ Thay băng chân sonde dẫn lưu đảm bảo vô khuẩn
+ Sonde dẫn lưu phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn có
đựng dung dịch sát khuẩn, để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
103