Page 106 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 106
3.2.4.8. Chăm sóc tránh viêm phổi, tránh loét
- Những bệnh người bệnh cao tuổi vừa trải qua phẫu thuật, người bệnh
thường phải nằm bất động. Trong suốt khoảng thời gian này, nếu người bệnh
không được trở mình, không được vỗ rung nên có thể gây ứ đọng đờm dãi, phản
xạ ho của họng giảm. Do vậy, người bệnh dễ bị viêm phổi cũng như mắc một số
bệnh khác như loét điểm tì, viêm đường tiết niệu...
+ Ngoài ra, người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính khác làm suy giảm
miễn dịch như các bệnh ác tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường...
cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phổi hơn.
- Đông viên, hướng dẫn người bệnh cần phải vận động sớm sau phẫu thuật
khi có đủ điều kiện
+ Điều kiện vận động sau phẫu thuật là người bệnh tỉnh, dấu hiệu sinh tồn
bình thường, ổn định, không có khó thở.
+ Trước khi vận động cần giải thích, động viên cho người bệnh yên tâm.
Khi đang vận động mà người bệnh có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt thì phải cho
người bệnh nằm nghỉ ngay và kiểm tra lại dấu hiệu sinh tồn.
+ Điều dưỡng cần hướng dẫn và động viên người bệnh tập luyện trên
giường (nếu người bệnh còn yếu). Khuyến khích người bệnh cần tập luyện
thường xuyên.
- Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng và mũi họng hàng ngày
- Hướng dẫn người bệnh ho, hít thở sâu, vỗ lưng
- Xoa vùng tì đè cho nằm đệm chống loét.
3.2.4.9. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước hàng ngày
- Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng
- Vệ sinh sạch sẽ vùng bộ phận sinh dục hàng ngày
- Nếu có hẹp niệu đạo nên đến viện khám và nong niệu đạo định kỳ
- Khi có đái buốt, đái dắt, đái khó cần đến viện khám lại đề phòng tái phát
u
- Hướng dẫn người bệnh tái khám định kỳ sau phẫu thuật
105