Page 66 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 66
Các mức độ của sự nhiễm trùng trên phụ thuộc vào sự tương quan giữa khả năng gây
bệnh, số lượng của VSV và đường xâm nhập của chúng vào cơ thể, đối lại với khả năng
đề kháng của cơ thể.
2. Độc lực của vi sinh vật và đơn vị đo độc lực
Độc lực (virurence) là mức độ của khả năng gây bệnh của VSV. Khi nói tới độc
lực của VSV phải đề cập tới đối tượng cụ thể mà VSV đó gây bệnh. Nhiều VSV chỉ gây
bệnh cho một loại động, thực vật nào đó. Đa số các VSV gây bệnh cho người không gây
bệnh cho động vật và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có một vài VSV gây bệnh cho cả hai (ví
dụ như các vi khuẩn: dịch hạch, than, Brucella...) nhưng mức độ nặng nhẹ không giống
nhau. Để đo độc lực người ta thường dùng một số đơn vị, như MLD (minimal lethal
dose-liều chết tối thiểu) và LD50 (50 percent lethal dose-liều chết 50%).
3. Các yếu tố độc lực của VSV
3.1. Sự bám (adherence) vào tế bào
Bám vào tế bào là điều kiện đầu tiên để VSV có thể xâm nhập vào mô và gây
nhiễm trùng. Sự bám (hay là sự hấp phụ) trên bề mặt tế bào cảm thụ đặc biệt của virus đã
được biết đến từ rất lâu và đây là bước đầu tiên của sự nhân lên virus trong tế bào. Ngược
lại vi khuẩn được phát hiện trước virus hơn một thế kỷ, nhưng sự bám của chúng mới
được nghiên cứu vài thập kỷ vừa qua.
Một ví dụ rất điển hình của sự bám đặc hiệu VSV vào tế bào là ở VK
Streptococcus salivarius nó định vị chủ yếu ở lưỡi và rất ít ở bề mặt răng, còn
Streptococcus pyogenes thì định vị chủ yếu ở họng miệng và là tác nhân chính gây viêm
họng. Các thành phần bề mặt của VK tham gia bám đặc hiệu là:
66