Page 65 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 65
giảm ví dụ trong bệnh AIDS) chúng có thể gây bệnh. Chúng được gọi là VSV gây bệnh
cơ hội. Nhiễm trùng cơ hội gặp không ít trong bệnh viện, cho các bệnh nhân và nhân viên
y tế, nhưng chủ yếu với bệnh nhân, vì khả năng đề kháng của họ suy yếu. Một số VSV ký
sinh này cần thiết cho cơ thể, người ta gọi chúng là các VSV cộng sinh.
1.2. Các hình thái nhiễm trùng
Tuỳ vào mức độ nhiễm trùng, người ta thành các hình thái sau đây:
1.2.1. Bệnh nhiễm trùng
VSV gây ra các rối loạn cơ chế điều hòa của cơ thể, dẫn đến xuất hiện các dấu
hiệu nhiễm trùng rõ rệt (như sốt, đau...) và tìm thấy các VSV gây bệnh trong các bệnh
phẩm.
Bệnh nhiễm trùng lại chia thành 2 loại:
- Bệnh nhiễm trùng cấp tính: triệu chứng bệnh rõ rệt và thường bệnh tồn tại trong
một thời gian ngắn, sau đó bệnh nhân khỏi hoặc tử vong.
- Bệnh nhiễm trùng mạn tính: bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội. Loại nhiễm
trùng này do các VSV ký sinh bên trong tế bào (như bệnh lao, hủi...)
1.2.2. Nhiễm trùng thể ẩn
Người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng. Người ta không tìm thấy VSV
gây bệnh trong bệnh phẩm, nhưng có thể có những thay đổi về công thức máu. Nhiễm
trùng thể ẩn gặp nhiều hơn các bệnh nhiễm trùng.
1.2.3. Nhiễm trùng tiềm tàng
VSV gây bệnh tồn tại ở một số cơ quan nào đó của cơ thể. Một ví dụ khá điển hình
là từ 1/3 đến 1/2 dân số bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không bị bệnh lao. Nếu họ bị nhiễm
HIV thì sẽ dẫn đến bị bệnh lao, hoặc bị lao động quá sức mà ăn uống sinh hoạt thiếu thốn
thì dễ dàng bị bệnh lao.
Zona là bệnh nhiễm virus xảy ra ở người lớn bị suy giảm miễn dịch do virus thủy
đậu gây nhiễm lúc trẻ không bị đào thải hết khi khỏi bệnh.
1.2.4. Nhiễm trùng chậm
Loại nhiễm trùng này là do một số virus. Thời gian ủ bệnh của chúng thường rất
dài. Điển hình là nhóm Lentivirus mà thành viên tiêu biểu là HIV.
65