Page 71 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 71
- Virus gắn các vỏ envelope của chúng vào màng tế bào dẫn tới làm tổn hại màng
này. Một số virus tuy không có vỏ envelope nhưng các kháng nguyên của nó gắn vào
màng tế bào dẫn tới thay đổi hình dạng và chức năng của tế bào.
- Các tiểu thể của virus trong tế bào đã phá hủy cấu trúc và chức năng tế bào gây
chết cho tế bào.
- Virus gây ra biến dạng nhiễm sắc thể.
- Virus ung thư gây ra chuyển dạng tế bào, gây loạn sản tế bào do mất sự kiểm
soát kháng nguyên bề mặt.
3.8. Sự né tránh đáp ứng miễn dịch
Sự phát triển có tính chất biến hóa của VSV đã xuất hiện các cách chống lại sự
bảo vệ của cơ thể, nói đúng hơn là cơ thể đã chọn lọc các vi sinh vật biến dị né tránh
được hệ thống phòng ngự của cơ thể.
- Sự ẩn dật của VSV: VSV chui vào tế bào để tránh tác dụng của kháng thể và
khángsinh. VK lao, hủi kí sinh bên trong tế bào, một số virus chui vào tế bào và gắn
ADN của chúng vào nhiễm sắc thể.
- VK tiết ra các yếu tố ngăn cản hệ thống bảo vệ của cơ thể. Tụ cầu vàng tiết ra
protein A, ngăn cản tác dụng của kháng thể IgG. Phế cầu và não mô cầu tiết ra protease
thủy phân IgA.
- Sự thay đổi kháng nguyên của virus cúm và HIV đã hạn chế tác dụng của miễn
dịch đặc hiệu.
- Các virus cúm, sởi và HIV đã đánh vào các tế bào hệ miễn dịch dẫn tới suy giảm
miễn dịch.
Tóm lại: Mỗi VSV có một số yếu tố độc lực. Cơ chế bệnh sinh của VSV là phụ thuộc vào
yếu tố độc lực. Vì vậy, nắm được các yếu tố độc lực của mỗi VSV sẽ giúp ta hiểu được
các biện pháp phòng chống VSV.
4. Đƣờng lây truyền vi khuẩn gây bệnh
Từ một người bị bệnh, bằng cách nào mà người khác có thể bị lây nhiễm bệnh đó?
Nó có thể là do lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành hoặc qua môi giới trung gian.
71