Page 37 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 37

dụng hiểu biết này trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: Kháng sinh phải được dùng đủ liều

               lượng.

                   -  Độc lập và đặc hiệu: Nói chung đột biến một tính chất này không ảnh hưởng đến

               đột biến tính chất khác. Xác suất một đột biến kép (đột biến hai tính chất) bằng tích số
               xác suất hai đột biến đơn tương ứng. Ví dụ: Hai tính chất A và B; suất đột biến A  a là

                                    -7
                                                                        -12
                  -5
               10  và B  b là 10 , thì suất đột biến AB  ab là 10 . Một ứng dụng điển hình là việc
               phối hợp kháng sinh trong điều trị bệnh lao.
               2.2. Do tái tổ hợp kinh điển (classical recombination) chất liệu di truyền trên nhiễm

               sắc thể

               2.2.1. Biến nạp (Transformation)
                   -  Định nghĩa: Là sự vận chuyển một đoạn ADN của vi khuẩn cho nạp vào vi khuẩn

               nhận (xem hình...).

                   -  Điều kiện:

                     Vi khuẩn cho phải bị phá vỡ (ly giải).

                     Nhiễm sắc thể của nó được giải phóng và bị cắt thành những đoạn ADN nhỏ.

                     Vi khuẩn nhận phải ở trạng thái sinh lý đặc biệt (competent, khả biến) cho phép
               những mảnh ADN xâm nhập vào tế bào.

                   -  Hai giai đoạn xảy ra trong quá trình biến nạp:

                     Nhận mảnh ADN và

                     Tích hợp mảnh ADN đã nhận vào nhiễm sắc thể qua tái tổ hợp kinh điển.

                       Ví  dụ:  Biến  nạp  đặc  tính  hình  thành  vỏ  của  Streptococcus  pneumoniae  (thực
               nghiệm in vivo của Griffith năm 1928 và in vitro của Avery, Macleod và Mc Carty năm

               1944). Hiện tượng biến nạp còn được  quan sát thấy ở Haemophilus, não mô cầu, liên

               cầu...

                       Kỹ thuật biến nạp được áp dụng trong công nghệ sinh học là biến nạp gen tổng

               hợp insulin vào tế bào E. coli hoặc nấm enzym để sản xuất insulin.








                                                             37
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42