Page 35 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 35
DI TRUYỀN VI KHUẨN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được định nghĩa đột biến ở vi khuẩn, 4 tính chất của đột biến và ứng dụng
hiểu biết này trong việc sử dụng kháng sinh.
2. Trình bày được sự tái tổ hợp chất liệu di truyền trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn do 3
hình thức vận chuyển di truyền: Biến nạp, tiếp hợp và tải nạp (định nghĩa, điều kiện
xảy ra và kết quả).
3. Trình bày được định nghĩa plasmid và transposon; đặc điểm cấu tạo và vai trò của
chúng đối với sự lan truyền gen đề kháng ở vi khuẩn.
1. Di truyền
Di truyền là sự bảo tồn đặc tính (đặc tính ổn định) qua nhiều thế hệ. Cơ sở của sự bảo tồn
đặc tính là sự sao chép chất liệu di truyền (ADN) dựa trên nguyên tắc bán bảo tồn.
Nhiễm sắc thể của vi khuẩn là một phân tử ADN (xoắn, kép) dạng vòng tròn khép
6
kín; có độ lớn từ 0,6-13.10 bp (base pair, cặp base), ví dụ nhiễm sắc thể của E. coli là
6
4,6. 10 bp.
Khi ria cấy vi khuẩn trên môi trường đặc, ta có thể có các khuẩn lạc (colony), đó là
quần thể vi khuẩn xuất phát từ một tế bào ban đầu. Như vậy, mỗi khuẩn lạc là một dòng
tế bào (clone) thuần khiết, gồm những tế bào có chất liệu di truyền như nhau và cùng có
những đặc tính như nhau. Trong quá trình phát triển của vi khuẩn, chất liệu di truyền
không phải luôn luôn được giữ nguyên mà có sự thay đổi, dẫn đến hình thành những đặc
tính mới và các cá thể mới.
2. Sự thay đổi chất liệu di truyền
Trước hết cần phân biệt với những biến dị kiểu hình (modification); đó là những
biến đổi bề ngoài do sự thích ứng của một quần thể có cùng kiểu gen trong những điều
kiện ngoại cảnh khác nhau, ví dụ các vi khuẩn duy trì (persistent) trong các ổ áp xe. Biến
dị kiểu hình không bền và không di truyền.
2.1. Do đột biến (những biến đổi kiểu gen)
35