Page 31 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 31
3.2.3. Hô hấp hiếu kỵ khí tuỳ ngộ: Một số vi khuẩn hiếu khí có thể hô hấp theo kiểu lên
enzym ta gọi chúng là hiếu kỵ khí tuỳ ngộ.
3.3. Chuyển hóa của vi khuẩn
Vi khuẩn rất nhỏ bé nhưng sinh sản phát triển rất nhanh chóng, do chúng có hệ
thống enzym phức tạp.
Mỗi loại vi khuẩn có một hệ thống enzym riêng, nhờ có hệ thống enzym này mà vi
khuẩn có thể dinh dưỡng, hô hấp và chuyển hóa để sinh sản và phát triển.
+ Chuyển hóa đường.
Đường là một chất vừa cung cấp năng lượng vừa cung cấp nguyên liệu để cấu tạo.
Chuyển hóa đường tuân theo một quá trình phức tạp, từ polyozit đến ozit qua glucose rồi
đến pyruvat: lactose -> glucose -> esteglucose-6-photphoric -> pyruvat. Pyruvat đóng vai
trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa các chất đường.
+ Chuyển hóa các chất đạm.
Các chất đạm cũng được chuyển hóa theo một quá trình phức tạp từ albumin đến
acid amin:
Albumin -> protein -> pepton -> polypeptit -> acid amin.
+ Các chất được hợp thành
Ngoài những sản phẩm chuyển hóa trong quá trình đồng hóa trên và ngoài các chất
là thành phần của bản thân vi khuẩn, còn có một số chất được hình thành:
- Độc tố: Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình sinh sản và phát triển đã
tổng hợp nên độc tố.
- Kháng sinh: Một số vi khuẩn tổng hợp được chất kháng sinh, chất này có tác
dụng ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn khác loại.
- Chất gây sốt: Một số vi khuẩn có khả năng sản sinh ra một chất tan vào nước, khi
tiêm cho người hay súc vật gây nên phản ứng sốt.
- Sắc tố: Một số vi khuẩn có khả năng sinh ra các sắc tố như màu vàng của tụ cầu,
màu xanh của trực khuẩn mủ xanh...
- Vitamin: Một số vi khuẩn đặc biệt (đặc biệt là E. coli) của người và súc vật có
khả năng tổng hợp được vitamin (C, K...)
31