Page 30 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 30
3. Sinh lý của vi khuẩn
Vi khuẩn cũng là một sinh vật, nên chúng cũng có khả năng dinh dưỡng,hô hấp,
chuyển hóa và sinh sản như các sinh vật khác.
3.1. Dinh dƣỡng của vi khuẩn
3. 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng
Trong quá trình sinh sản và phát triển, vi khuẩn đòi hỏi phải có nhiều thức ăn với
tỷ lệ tương đối cao so với trọng lượng của cơ thể. Người chỉ cần một lượng thức ăn bằng
1% trọng lượng của cơ thể/ngày, còn vi khuẩn cần một lượng thức ăn bằng trọng lượng
cơ thể nó, vì vi khuẩn sinh sản phát triển rất nhanh, chúng cần những thức ăn để tạo ra
năng lượng và những thức ăn để tổng hợp. Những thức ăn này bao gồm các nitơ hóa hợp
(acid amin hoặc muối amoni), cacbon hóa hợp thường là các oza, nước và các muối
+
-
2-
2+
-
+
khoáng ở dạng ion như PO H , Cl , HSO , K , Ca , Na và một số ion kim loại hiếm ở
4
4
2+
2+
nồng độ rất thấp (Mn , Fe , Co...)
Rất nhiều vi khuẩn phân lập trong tự nhiên có thể tổng hợp được mọi enzym từ
một hợp chất cacbon độc nhất để hình thành những chất chuyển hóa cần thiết tham gia
trong quá trình chuyển hóa.
3.1.2. Cơ chế dinh dưỡng của vi khuẩn: Nhờ sự hấp thu và đào thãi các chất qua màng.
3.2. Hô hấp của vi khuẩn
Hô hấp là quá trình trao đổi chất, tạo ra năng lượng cần thiết để tổng hợp nên các
chất mới của tế bào.
Các loại hô hấp của vi khuẩn
3.2.1. Hô hấp hiếu khí hay là oxy hóa: Nhiều loại vi khuẩn dùng oxy của khí trời để oxy
hóa lại coenzym khử.
3.2.2. Hô hấp kỵ khí: Một số vi khuẩn không thể sử dụng oxy tự do làm chất nhận điện tử
cuối cùng. Chúng không thể phát triển được hoặc phát triển rất kém khi môi trường có
oxy tự do vì oxy độc đối với chúng.
Những vi khuẩn này được gọi là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, chúng không có
cytocrom oxydase và không có toàn bộ hay một phần của chuỗi cytocrom.
30