Page 236 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 236
Đối với ngành thú y, cần phát hiện sớm các động vật bị bệnh than, cách ly và điều
trị kịp thời. Trong trường hợp động vật bị chết, cần chôn sâu, phủ hoá chất như vôi bột;
cần phải chôn xa nguồn nước, các bãi cỏ. Đối với các công nhân lò sát sinh, công nhân
thuộc da, đóng giày, cần có bảo hộ lao động tốt và cơ sở phải đảm bảo vệ sinh môi
trường.
4.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Có hai loại vacxin phòng bệnh than cho người: Loại vacxin sống giảm độc lực
chứa nha bào của chủng B. anthracis không còn khả năng sinh vỏ. Đưa vào cơ thể bằng
đường tiêm. Hiệu lực bảo vệ cho cơ thể khoảng 1 năm. Loại vacxin chứa các kháng
nguyên chiết xuất từ môi trường nuôi cấy các chủng B. anthracis không có vỏ. Đưa vào
cơ thể bằng đường tiêm. Hiệu lực bảo vệ của vacxin này tương đương với vacxin sống
giảm độc lực.
5. Nguyên tắc điều trị
Các kháng sinh có tác dụng tốt đối với trực khuẩn than là penicillin, tetracyclin.
Tác dụng tốt nhất là penicillin. Trong trường hợp vi khuẩn kháng penicillin thì nên chọn
kháng sinh khác và nên kết hợp các loại kháng sinh thì kết quả tốt hơn.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Trình bày phương pháp chẩn đoán vi sinh học đối với vi khuẩn than và Brucella ?
2. So sánh đặc điểm sinh học của hai loài vi khuẩn: Than và Brucella. Đường truyền
bệnh của 2 loài vi khuẩn này như thế nào? Để phòng mắc bệnh than và bệnh
brucellosis chúng ta nên làm gì?
3. Trình bày khả năng gây bệnh của trực khuẩn than và Brucella?
236