Page 229 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 229
độ thấp, Brucella có thể sống trong một thời gian dài trong đất về mùa đông. Chúng có
thể sống được một tuần trong sữa và nhiều tuần trong thịt.
1.5. Độc tố
Brucella không sinh ngoại độc tố nhưng có một nội độc tố gắn liền với thân vi
khuẩn. Roux đã phân chia độc tố của Brucella thành 2 yếu tố: lipid vách gắn liền với
kháng nguyên glucido-lipido-proteic; yếu tố này có ở tất cả các Brucella. Một yếu tố khác
là protein nguyên tương, yếu tố này chỉ có ở các chủng độc.
2. vai trò gây bệnh, dịch tễ học
2.1. Khả năng gây bệnh
- Gây bệnh cho động vật:
Brucella thực chất là vi khuẩn ký sinh ở động vật, trong điều kiện thuận lợi, chúng
trở nên gây bệnh cho túc chủ. Brucella có khả năng gây bệnh cho nhiều loài động vật,
song mỗi loài Brucella có vật chủ thích hợp hơn; ví dụ, B. abortus là bò, B. suis là lợn và
B. canis là chó.
- Gây bệnh cho người:
Thời gian ủ bệnh từ 2-4 tuần lễ. Tiếp đến là sốt, mệt mỏi và đau vùng có tổn
thương. Thời kỳ này cũng có thể dẫn tới bệnh Brucellosis cấp tính với nhiễm khuẩn
huyết. Các ổ nhiễm khuẩn chủ yếu gặp ở khớp, các phủ tạng, bộ phận sinh dục hoặc ở
màng não. Bệnh Brucellosis có thể xuất hiện sớm hoặc muộn (nhiều tháng hoặc vài năm)
sau giai đoạn cấp tính. Thường thì bệnh nhân mắc bệnh Brucellosis mạn tính, triệu chứng
không điển hình, chủ yếu là sốt nhẹ, kéo dài, mệt mỏi, đau nhiều hay ít ở vùng tổn
thương (chủ yếu là các khớp xương), đặc biệt là có các dấu hiệu về thần kinh.
2.2. Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn Brucella xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá do ăn phải thức ăn bị
nhiễm khuẩn, hoặc theo đường hô hấp do hít phải bụi có mang nh trạng cấp tính do
Brucella đi vào máu gây nên bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết. Trong cơ thể, Brucella ký
sinh nội bào, vì vậy gây nên tình trạng bệnh mạn tính, kéo dài.
2.3. Dịch tễ học
229