Page 227 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 227
4. Nguyên tắc phòng bệnh
4.1. Phòng bệnh không đặc hiệu
Diệt chuột, diệt bọ chét nhằm cắt đứt dây chuyền dịch tễ học của bệnh. Nơi có
chuột chết hàng loạt (dịch chuột) mà không giải thích được lý do, phải tiến hành phun
ngay thuốc diệt bọ chét. Khi bệnh dịch hạch đã xảy ra, cần tổ chức uống kháng sinh
(tetracyclin) dự phòng cho người nhà bệnh nhân, nhân dân vùng có chuột chết và các
nhân viên y tế tiếp xúc với thể phổi. Cách ly bệnh nhân, chẩn đoán sớm và điều trị triệt
để, đặc biệt là những trường hợp đầu tiên có nghi ngờ dịch hạch để có cơ sở tin cậy nhằm
quyết định đúng đắn các biện pháp phòng chống khẩn cấp.
4.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Hiện nay có hai loại vacxin: vacxin sống và vacxin chết. Vacxin chết thì tiêm hai
lần, gây miễn dịch được 6 tháng. Vacxin sống thì tiêm một lần, tuy có gây phản ứng
mạnh hơn so với vacxin chết, nhưng gây miễn dịch nhanh (5-7 ngày) và thời gian miễn
dịch kéo dài hơn (6 tháng đến 1 năm). Không tiêm vacxin một cách rộng rãi cho tất cả
các đối tượng, chỉ tiêm cho cho những người đang sống ở những vùng có chỉ điểm dịch tễ
học hoặc phải vào làm nhiệm vụ ở các vùng đó.
5. Nguyên tắc điều trị
Vi khuẩn dịch hạch hiện nay vẫn nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh thường
dùng. Tuỳ theo thể lâm sàng mà người ta dùng streptomycin, tetracyclin và
chloramphenicol đơn lẻ hoặc kết hợp giữa chúng. Cần phải nhấn mạnh rằng, dịch hạch là
một bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, nếu chỉ chú trọng tới kháng sinh liệu pháp thì
vẫn chưa đủ.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Trình bày các phương pháp chẩn đoán vi sinh vật bệnh dịch hạch?
2. Mô tả và vẽ hình thể điển hình của vi khuẩn dịch hạch?
3. Trình bày được đặc điểm nuôi cấy của vi khuẩn dịch hạch?
4. Kể và phân tích hai phương pháp phòng bệnh dịch hạch?
5. Kể tên các kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh dịch hạch?
6. Trình bày khẳnng gây bệnh và dây truyền dịch tễ của bệnh dịch hạch?
227