Page 22 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 22
đầu không mang điện tích nằm giữa. Dung dịch nước tồn tại ở cả 2 mặt của màng sinh
chất. Trong thực tế, các màng này có nhiều vai trò sinh lý khác nhau.
Chức năng của màng nguyên sinh:
Màng nguyên sinh thực hiện một số chức năng quyết định sự tồn tại của tế bào vi khuẩn:
Màng nguyên sinh chất là cơ quan hấp thụ và đào thải chọn lọc các chất, nhờ 2
cơ chế khuếch tán thẩm thấu bị động và vận chuyển chủ động. Với cơ chế bị động, các
chất được hấp thu và đảo thải nhờ áp lực thẩm thấu. Chỉ những chất có phân tử lượng bé
hơn vài trăm dalton và có thể hòa tan trong nước mới có thể vận chuyển qua màng.
Nhưng thường áp lực thẩm thẩu trong tế bào vi khuẩn lớn hơn bên ngoài nhiều lần (có
những chất lớn hơn khoảng 1000 lần). Do vậy, cách khuếch tán bị động không thể thực
hiện được mà phải nhờ tới cách vận chuyển chủ động. Hình thức vận chuyển này cần tới
enzym và năng lượng. Đó là các permease đặc hiệu với từng chất hoặc nhóm chất và
ATP.
Màng nguyên sinh chất là nơi tổng hợp các enzym ngoài bào.
Màng sinh chất cũng là nơi tổng hợp các thành phần của vách tế bào.
Màng sinh chất cũng là nơi tồn tại của hệ thống enzym hô hấp tế bào, nơi thực
hiện các quá trình năng lượng chủ yếu của tế bào thay cho chức năng của ty lạp thể.
Màng sinh chất tham gia vào quá trình phân bào nhờ các mạc thể (mesosome).
Mạc thể là phần lõm và cuộn vào chất nguyên sinh của màng sinh chất, thường gặp ở vi
khuẩn Gram (+). Khi tế bào phân chia, mạc thể tiến sâu vào chất nguyên sinh.
2.4. Vách (cell wall)
Có ở mọi vi khuẩn trừ Mycoplasma. Vách vi khuẩn được quan tâm vì cấu trúc đặc
biệt và chức năng của nó.
- Cấu trúc: Vách tế bào là bộ khung vững chắc bao bên ngoài màng sinh chất.
Vách được cấu tạo bởi đại phân tử glycopeptit (peptidoglycan), nối với nhau tạo thành
mạng lưới phức tạp bao bên ngoài màng nguyên sinh. Nó được tổng hợp liên tục. Thành
phần cấu tạo bao gồm: đường amin (amino sugar) và acid amin. Đường-amin gồm 2 loại
acid N - axetyl muramic và N - axetyl glucozamin. Hai loại này trùng hợp xen kẽ nhau
22