Page 208 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 208
chúng tiết ra PT và các yếu tố độc lực khác. Hệ thống nhung mao ở lớp thượng bì bị phá
huỷ, tế bào bị hoại tử. Sự giải phóng histamin từ các tổ chức bị tổn thương tác động lên
niêm mạc vốn đã nhạy cảm với histamin (nhờ HSF) gây kích thích cực độ đường hô hấp, dẫn
đến những cơn ho không tự kìm chế được. LPF đã gây nên hiện tượng tăng lympho bào điển
hình ở máu ngoại vi. Những đảo Langerhans của tuỵ được hoạt hoá làm tăng sản xuất
insulin, gây ra hạ đường huyết. Tổn thương não đôi khi gặp trong ho gà nặng, có thể liên
quan đến tình trạng hạ đường huyết hơn là tình trạng thiếu oxy não trong cơn ho. Đường hô
hấp bị tổn thương thường dẫn đến bội nhiễm các vi khuẩn khác, có thể gây viêm phổi, làm
cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
3.1.1. Nhuộm soi
Bệnh phẩm được xử lý và nhuộm theo kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
Phương pháp này cho kết quả nhanh, nhưng chỉ bổ sung, chứ không thay thế được cho
phương pháp nuôi cấy, vì độ nhạy của phương pháp này thấp.
3.1.2. Nuôi cấy
Lấy bệnh phẩm ở họng mũi bằng tăm bông mềm và đàn hồi qua đường mũi, cấy
vào môi trường ngay tại giường bệnh nhân, nếu không có môi trường vận chuyển phù
hợp. Trong cơn ho, có thể dùng môi trường nuôi cấy hứng trực tiếp vào gần miệng bệnh
nhân. Để môi trường đã nuôi cấy ở 37C. Xác định vi khuẩn dựa vào các tính chất về
hình thể (1.1), tính chất nuôi cấy (1.2), kết quả nhuộm vi khuẩn với kháng thể huỳnh
quang và ngưng kết với kháng huyết thanh mẫu.
3.1.3. Tìm các thành phần hoá học trong bệnh phẩm
Dùng kháng thể đơn dòng để tìm LPF và FHA của B. pertussis trong bệnh phẩm
hoặc dùng kỹ thuật nhân gen (PCR) để tìm đoạn ADN đặc trưng.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Tìm kháng thể kháng PT và FHA trong huyết thanh bệnh nhân.
4. Nguyên tắc phòng bệnh
4.1. Phòng bệnh không đặc hiệu
208