Page 210 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 210

HAEMOPHILUS



               MỤC TIÊU HỌC TẬP

               1.  Mô tả được đặc tính khuyết dưỡng của Haemophilus.

               2.  Trình bày được các phương pháp chẩn đoán vi sinh vật, phòng bệnh và điều trị các

                    bệnh do H. influenzae gây ra.
               3.  Giải thích được đặc điểm sinh học cơ bản (hình thể, tính chất nuôi cấy, tính chất

                    kháng nguyên) của H. influenzae.

               4.  Kể được các bệnh do H. influenzae gây ra.



                       Giống Haemophilus gồm các trực khuẩn nhỏ, Gram âm, không di động. Đây là các
               vi khuẩn khuyết dưỡng, chúng không tự tổng hợp được một số yếu tố cần thiết cho sự

               sinh  sản  và  phát  triển;  đó  là  các  yếu  tố  X  và  V  (X:  hematin;  V:  nicotinamid  adenin

               dinucleotid = NAD). Để Haemophilus có thể mọc được, người ta phải bổ sung bắt buộc

               một hoặc cả hai yếu tố này (tuỳ theo loài) vào môi trường trước khi nuôi cấy chúng. Cả

               hai yếu tố X và V, gọi là các nhu yếu của Haemophilus, đều có mặt trong hồng cầu. Yếu
               tố X thì bền vững với nhiệt độ, yếu tố V thì ngược lại, không chịu được nhiệt.

                              Bảng 1. Tính chất sinh học của một số Haemophilus

                                 Tên vi khuẩn                Nhu yếu              Tan máu

                                                          X            V

                            H. influenzae                 +            +              -

                            H. hemolyticus                +            +              +

                            H. ducreyi                    +             -             -
                            H. parainfluenzae             -            +              -

                            H. segnis                     -            +              -

                            H. aphrophilus                +             -             -

                            H. paraphrophilus             -            +              -





                                                            210
   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215