Page 155 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 155
1.2. Tính chất nuôi cấy
Khi mới phân lập từ bệnh phẩm, N. meningitidis chỉ mọc tốt trên các môi trường
có nhiều chất dinh dưỡng như thạch máu, chocolat và cần khí trường có từ 5 - 8% CO .
2
Khi đã được cấy chuyển nhiều lần thì đòi hỏi về dinh dưỡng của N. meningitidis giảm đi,
thậm chí chúng có thể mọc trên thạch dinh dưỡng bình thường. Nhiệt độ tối ưu là 37C,
nhưng chúng có thể mọc được trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 42C.
Khuẩn lạc của N. meningitidis thay đổi tuỳ thuộc vào môi trường nuôi cấy; thông
thường trên môi trường thạch máu, sau 24 giờ, khuẩn lạc có đường kính khoảng 1 mm;
không gây tan máu, dạng S (lồi, nhẵn, bóng).
1.3. Tính chất hoá sinh
N. meningitidis có phản ứng oxidase dương tính. Chúng phân giải đường glucose;
không phân giải fructose, saccharose và lactose (giống như lậu cầu). Đặc điểm quan trọng
nhất để phân biệt chúng với lậu cầu là: N. meningitidis thì phân giải maltose còn lậu cầu
thì không.
1.4. Tính chất kháng nguyên
N. meningitidis có kháng nguyên vỏ là polysaccharid. Dựa vào kháng nguyên này,
hiện nay ít nhất có 13 nhóm kháng nguyên đã được biết, trong đó 9 nhóm thường gặp là
A, B, C, D, X, Y, Z, W-135 và 29E; bốn nhóm còn lại là H, I, K và L thì hiếm gặp hơn.
Các nhóm A, B, C thường gây thành dịch.
2. vai trò gây bệnh
2.1. Yếu tố độc lực
Vỏ có tác dụng chống thực bào.
Nội độc tố có thể gây ra đông máu nội mạch rải rác và hội chứng Waterhouse-
Friderichsen.
Enzym IgA protease.
2.2. Khả năng gây bệnh
Người là túc chủ duy nhất của N. meningitidis. Chúng thường ký sinh ở họng mũi
(nasopharynx), có khoảng từ 2 - 8% người bình thường có mang N. meningitidis ở vùng
này; ở trạng thái không gây bệnh, N. meningitidis thường không có vỏ.
155