Page 151 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 151

bóng, trong như giọt sương, xung quanh có vòng tan máu týp . Trên môi trường nghèo,

               phế cầu kém phát triển; khuẩn lạc khô, nhỏ, xù xì. Những khuẩn lạc có vỏ thường lớn,

               hơi nhầy và có màu xám nhẹ. Có thể có dạng khuẩn lạc trung gian M.

               1.3. Tính chất hóa sinh học
                       Phế  cầu  bị  ly  giải  bởi  mật  hoặc  muối  mật  (thử  nghiệm  Neufeld),  không  có

               catalase. Vi khuẩn không phát triển được trong môi trường có ethylhydrocuprein (test

               optochin dương tính).

               1.4. Sức đề kháng
                                                                                                o
                       Dễ bị tiêu diệt bởi hoá chất sát khuẩn thông thường và nhiệt độ (60 C trong 30
               phút). Trong quá trình giữ giống, vi khuẩn dễ bị giảm độc lực hoặc biến đổi từ dạng khuẩn

               lạc S sang dạng R (không có vỏ). Phế cầu không chịu được nhiệt độ quá lạnh và quá nóng.

                                                          o
                                                   o
               Nhiệt độ giữ chủng thích hợp là 18 C - 30 C.
               2. Vai trò gây bệnh

               2.1. Các yếu tố độc lực
                       Vỏ bao: Có tác dụng chống đại thực bào.

                       Các kháng thể kháng vỏ có tác dụng gây miễn dịch đặc hiệu.

                       Có 85 týp kháng nguyên.

                       Enzym IgA protease: Bất hoạt IgA ở niêm mạc giúp cho sự cư trú của vi khuẩn.

               2.2. Khả năng gây bệnh
                   -  Thường gặp phế cầu ở vùng tỵ hầu của người lành với tỷ lệ khá cao (khoảng 40-

               70%). Phế cầu có thể gây nên bệnh viêm đường hô hấp, điển hình là viêm phổi. Viêm

               phổi do phế cầu thường xảy ra sau khi đường hô hấp bị tổn thương do nhiễm virus (như

               virus cúm) hoặc do hoá chất. Các týp thường gây bệnh là 1, 2 và 3 (đối với người lớn) và

               1, 6, 14 (với trẻ em). Tuy vậy ở các vùng khác nhau các týp có thể thay đổi. Ngoài ra, phế
               cầu còn gây viêm tai, viêm xoang, viêm họng, viêm màng não, viêm màng bụng, màng

               tim, viêm thận, viêm tinh hoàn, nhiễm khuẩn huyết và rất thường gây viêm màng não ở

               trẻ em. Phế cầu là một trong những vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất.

                   -  ở các nơi tổn thương, phế cầu hình thành một lớp vỏ dày, ngăn cản hiện tượng

               thực bào, có nhiều fibrin quanh chỗ tổn thương, tạo nên một vùng cách biệt, làm cho

                                                            151
   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156