Page 152 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 152

thuốc kháng sinh khó tác dụng,  mặc dù những vi khuẩn này  vẫn nhạy cảm với nhiều

               kháng sinh. Do đó, chữa bệnh bằng kháng sinh phải sớm và triệt để.

               3. Chẩn đoán vi sinh

                3.1. Chẩn đoán trực tiếp
                       Đây là phương pháp tốt nhất để xác định phế cầu gây bệnh. Bệnh phẩm có thể lấy

               từ họng mũi bằng tăm bông mềm hoặc máu (nếu nghi nhiễm khuẩn huyết) hoặc chất hút

               từ phổi... Nếu bệnh phẩm là dịch phế quản hoặc dịch hầu họng, nó được cấy vào môi

               trường thạch máu có gentamicin (5 g/ml). Phế cầu có khuẩn lạc: S, nhầy, đường kính 1-

               2 mm, có chóp và tan máu . Sau 18 giờ nuôi cấy, hình chóp của khuẩn lạc bị mất đi và

               khuẩn lạc trở nên lõm xuống. Điều này giúp ta phân biệt với S. viridans, là vi khuẩn rất

               thường gặp trong bệnh phẩm họng mũi và cũng tan máu .
                       Người ta thường phân biệt phế cầu với liên cầu bằng test optochin. Phế cầu thường

               nhạy cảm và đường kính vòng vô khuẩn từ 14 mm trở lên. Còn liên cầu thì không nhạy

               cảm với test này. Cũng có thể thay optochin bằng mật bò. Phế cầu bị dung giải bởi mật

               bò còn liên cầu thì ngược lại.

                       Để xác định độc lực của phế cầu (nhằm phân biệt với các chủng ký sinh) thường
               phải tiêm vi khuẩn vào phúc mạc của chuột bạch, sau khi chuột chết phân lập lại vi khuẩn

               từ máu của tim chuột. Nếu phân lập được vi khuẩn thì chắc chắn là phế cầu có độc lực.

               Người ta cũng có thể xác định vỏ của vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm vỏ hoặc dùng

               phản ứng phình vỏ (Quellung). Khi kháng thể kháng vỏ kết hợp với vỏ nó sẽ làm cho lớp

               vỏ của vi khuẩn phình to lên và người ta có thể quan sát bằng phương pháp nhuộm vỏ.
               3.2. Chẩn đoán gián tiếp

                       Loại phản ứng này không có ý nghĩa trong chẩn đoán phế cầu và không được dùng

               trong phòng thí nghiệm.

               4. Nguyên tắc Phòng bệnh

                       Phế cầu thường lây theo đường hô hấp cho nên việc phòng bệnh không đặc hiệu,
               rất khó khăn. Phòng bệnh đặc hiệu đã được sử dụng ở một số nước tiên tiến bằng vacxin

               polysaccharid của vỏ phế cầu. Người ta thường sử dụng vỏ của một số týp huyết thanh

               thường  gây  bệnh.  Vacxin  này  có  tác  dụng  bảo  vệ  nhưng  không  hoàn  toàn,  bởi  lẽ  nó

                                                            152
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157