Page 146 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 146
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Bệnh do liên cầu nhóm A
Viêm họng: Biểu hiện bằng đau họng, đau đầu, sốt, mệt mỏi và thường tự khỏi.
Trước kia, người ta thường mô tả thêm các triệu chứng như phát ban, hai amidal sưng to
và có dịch mủ màu trắng xám. Bệnh có thể lây truyền qua qua đường hô hấp bằng những
giọt nước bọt.
Sốt hồng ban (Scaret fever): Xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm họng do chủng S.
pyogenes có độc tố phát ban. Triệu chứng đặc trưng là ban đỏ toàn thân giống như “mảnh
giấy ráp”, lưỡi giống như “quả dâu tây”. Vi khuẩn cư trú ở họng nhưng độc tố khuếch
tán khắp cơ thể.
Bệnh viêm da mủ: Là bệnh nhiễm trùng của da, dễ lây, biểu hiện bằng những vết
loét màu vàng, cứng trên da khắp cơ thể. Bệnh phổ biến ở trẻ em.
Đường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương hoặc qua đồ dùng, quần áo
không đảm bảo vệ sinh.
Những biến chứng không sinh mủ:
+ Thấp khớp cấp: Là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng những tổn thương viêm
xuất hiện ở tim, khớp, mô dưới da và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh thường xuất
hiện sau viêm họng do liên cầu nhóm A.
Do sự phản ứng chéo giữa các kháng thể kháng liên cầu với các kháng nguyên
của khớp và tim. Đây là một ví dụ về phản ứng quá mẫn týp II. Bệnh có thể phòng bằng
cách điều trị penicillin trong 9 ngày kể từ khi phát bệnh.
+ Viêm cầu thận cấp: Là giai đoạn đầu của hội chứng thận cấp. Bệnh có các triệu
chứng như phù, tăng huyết áp, nước tiểu hơi nâu. Bệnh là kết quả của sự phá huỷ tổ chức
do sự tích tụ các phức hợp kháng nguyên kháng thể ở màng đáy của tiểu cầu thận. Đây là
một ví dụ về phản ứng quá mẫn týp III.
Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau nhiễm trùng do liên cầu nhóm A từ 7-21
ngày. Bệnh phổ biến ở trẻ em từ 3-10 tuổi. ở các trẻ dưới 6 tuổi, viêm cầu thận cấp
thường sau viêm da mủ nhưng ở các trẻ lớn hơn hoặc thanh niên, bệnh thường là biến
chứng của viêm họng.
146