Page 120 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 120
Vi sinh vật từ môi trường hoặc từ người bệnh khác hay từ nhân viên y tế qua tiếp
xúc trực tiếp như bắt tay, hôn hoặc gián tiếp qua đồ dùng cốc, bát, đũa ... hoặc qua không
khí, thức ăn, nước ... xâm nhập vào người bệnh.
Ví dụ những vi sinh vật bám trên những giọt nước lớn do ho, hắt hơi, nói bắn ra
hoặc bám trên những giọt nước nhỏ lơ lửng hoặc trong hạt bụi theo không khí vào người
bệnh; trực khuẩn mủ xanh nhiễm trong nguồn nước; vi khuẩn Acinetobacter trong máy
thở không được khử trùng tốt; vi khuẩn từ bàn tay cán bộ y tế ...
3.4. Đƣờng lan truyền: Bằng nhiều đƣờng khác nhau
- Qua tiếp xúc với vật bị nhiễm: Các đồ dùng vật dụng, quần áo, đồ vải, thiết bị vệ
sinh ...
- Không khí
- Bàn tay
- Đường tiêm, truyền tĩnh mạch, đặt sonde, catheter
- Các côn trùng như gián, ruồi, kiến ...
4. Các biện pháp phòng chống nhiễm trùng bệnh viện
Nguyên tắc chung là cắt đứt đường lan truyền, giảm thiểu nguồn tác nhân gây
bệnh bằng cách:
* Thực hiện triệt để các nguyên tắc tiệt trùng và khử trùng
- Tất cả các vật dụng đưa vào cơ thể người bệnh đều phải được tiệt trùng: ví dụ
dụng cụ phẫu thuật, bơm và kim tiêm, dây và dịch truyền, dụng cụ thăm dò (nội soi...) ...
- Tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về thao tác vô trùng trong phẫu thuật, tiêm
truyền ...
- Khử trùng đúng kỹ thuật các máy móc, vật dụng không thể tiệt trùng được (ví dụ
máy thở).
* Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh bệnh viện đối với môi trường (nước, không
khí, bề mặt)
- Bàn tay sạch (ví dụ rửa tay sạch và xoa dung dịch cồn sát khuẩn trước và sau khi
thăm khám hoặc chăm sóc người bệnh)
- Nâng cao thể trạng người bệnh, chăm sóc và dinh dưỡng tốt.
120