Page 125 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 125
Kháng HT được hoà đều trong gel thạch nóng chảy rồi phủ một lớp mỏng đều lên
phiến kính. Sau khi thạch đã đông, tạo các lỗ rồi cho vào các lỗ đó dung dịch của một loại
KN nhưng có nồng độ khác nhau. Quanh các lỗ sẽ xuất hiện vòng kết tủa, lỗ nào có nồng
độ KN càng cao thì vòng kết tủa càng rộng (Hình 31).
1 2 3
Hình . Kỹ thuật khuếch tán đơn trên phiến kính
1, 2, 3 theo thứ tự là các lỗ chứa dung dịch KN với nồng độ giảm dần, tương ứng
là các vòng kết tủa hẹp dần.
Kỹ thuật khuếch tán kép (Ouchterlony): Phủ một lớp mỏng đều gel thạch nóng
chảy lên phiến kính. Sau khi thạch đã đông, tạo 2 lỗ; một lỗ cho KN, lỗ còn lại cho KT.
KN và KT đều khuếch tán ra xung quanh. Nơi KT và KN gặp nhau với nồng độ tương
đương sẽ tạo thành đường kết tủa (Hình 32).
Kết tủa
KN KT
Hình . Kỹ thuật khuếch tán kép trong gel thạch
2.1.2. Phản ứng ngưng kết
2.1.2.1. Nguyên lý
Phản ứng ngưng kết là sự kết hợp giữa KN hữu hình (tế bào hoặc tầm tế bào) với
KT, tạo thành phức hợp KN-KT dưới dạng những hạt ngưng kết có thể được quan sát
bằng mắt thường.
2.1.2.2. Điều kiện để hình thành hạt ngưng kết
125