Page 150 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 150
- Vận hành nồi hấp (thiết bị tạo áp suất cao) phải hết sức thận trọng, bảo đảm an
toàn lao động tránh nổ và gây bỏng.
1.3. Tanh đan (tydan)
o
Phương pháp tanh đan dựa trên nguyên tắc: đun cách thủy dưới 100 C lần đầu vi
sinh vật bị tiêu diệt nhưng có thể chưa diệt được nha bào. Đợi 24 giờ sau những nha
bào này chuyển thành trạng thái sinh dưỡng, lại đun cách thủy lần nữa để diệt và tác
dụng của việc đun cách thủy lần thứ ba cũng như vậy.
Phương pháp tanh đan được dùng để tiệt trùng những chất bị hỏng hoặc giảm
o
o
o
chất lượng ở 100 C, như dung dịch có anbumin (đông ở 70 C và biến chất ở 100 C)
hoặc các loại môi trường có glucid...
1.4. Lọc vô trùng
Có hai kỹ thuật lọc vô trùng: lọc bằng màng lọc và lọc sâu.
1.4.1. Dùng màng lọc
Dùng màng lọc với các khe hở vô cùng bé để giữ lại các vi sinh vật trên bề mặt.
Những chất khí và lỏng nếu không thể dùng nhiệt độ để tiệt trùng được thì phải lọc vô
trùng, ví dụ như vacxin, sản phẩm huyết thanh, môi trường nuôi cấy tế bào, các dung
dịch nhạy cảm nhiệt độ, đồ uống, không khí và các chất khác.
1.4.2. Lọc sâu
Dòng chảy đi qua một lớp vật liệu có cấu tạo sợi, hạt. Việc giữ lại vi sinh vật dựa
trên nguyên tắc gắn những vi sinh vật vào cấu tạo mạng, nhờ hiệu lực vật lý khác nhau
nên có thể giữ lại được cả những vật thể rất nhỏ. Thông thường người ta dùng sợi thủy
tinh để lọc không khí (khả năng giữ được vật thể lớn hơn 0,5 m là 99,95%) và dùng
cây nến gốm để lọc chất lỏng.
So với các biện pháp vật lý để tiệt trùng thì lọc vô trùng có nhiều yếu tố không
chắc chắn, nên chỉ dùng cho những thuốc hoặc các chất liệu không thể áp dụng được
các biện pháp tiệt trùng khác.
1.5. Hóa chất
Trong các hóa chất người ta thường dùng ethylenoxid và formaldehyd. Tiệt
trùng bằng ethylenoxid (CH OCH ) là dựa trên phản ứng hóa học, nhờ hoạt tính của
2
2
nguyên tử oxy trong cấu tạo phân tử. Ethylenoxid là một chất độc, gây dị ứng, kích
150